Sassanid
Sassanid
Sassanid
quốc Ba Tư thứ hai (226-651). Triều đại Sassanid thành lập bởi Ardashir
I sau khi đánh thắng vị vua cuối cùng của Parthia, Artabanus IV và kết
thúc khi Yazdegerd III (632-651), hy sinh trong cuộc chiến 14 năm chống
lại đế quốc hồi giáo. Lãnh thổ đế quốc Sassanid bao gồm lãnh thổ hiện
đại của Iran , Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây của Thổ Nhĩ Kì và một
phần của Syria, Pakistan, Caucasia, Trung Á và Arabia. Trong triều đại
của Khosrau II từ 590 đến 628 thì Ai cập, Jordan, Palestine, Lebanon
cũng phụ thuộc vào đế quốc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc của
họ là Erānshahr hay “Lãnh địa của người Iran”.
Thời kỳ Sassanid được xem như là một trong những thời kỳ quan
trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời kỳ Sassanid chứng
kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư, đế quốc Ba Tư cuối cùng trước
khi bị người Hồi giáo chinh phục. Ba Tư gây ảnh hưởng mạnh đến La
Mã trong suốt thời gian tồn tại của Sassanid, và La mã dành cho ba Tư
một vị thế ngang bằng với mình, như trong bức thư hoàng đế La Mã viết
cho hoàng đế Ba Tư đề là gửi người anh em. Tầm ảnh hưởng của văn
hóa Ba Tư vươn ra ngoài lãnh thổ của họ, tác động đến Tây Âu, châu
Phi, Trung Quốc và Ấn Độ, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành
của nền nghệ thuật châu Âu và châu Á thời trung cổ.
Với người Hồi giáo thì rất nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay các kĩ
năng của họ đều lấy phần chính từ Sassanid. Thí dụ như ngôn ngữ
chính thức của Afghanistan chính là ngôn ngữ của Sassanid.
Sự sụp đổ (622-651):
Mặc dù đạt nhiều thắng lợi to lớn, chiến dịch của Khosrau II thực tế
lại đè nặng lên quân đội Ba Tư và tiền thuế của nhân dân. Hoàng đế
Byzantine Heraclius (610–641) quyết định thay đổi chiến thuật. Ông ta
độ phá vòng vây khỏi thủ đô và giong thuyền vượt Biển Đen tấn công
vào hậu phương Ba Tư. Với sự trợ giúp của Khazars và các cánh quân
Thổ, Heraclius đã giành nhiều chiến thắng, tàn phá Sassanid đang kiệt
quệ sau 15 năm chiến tranh. Trận đánh quyết định diễn ra ở Nineveh,
quân Byzantine (không có hỗ trợ của Khazars) đã đánh bại quân Ba Tư
của tướng Rhahzadh. Heraclius hành quân qua Lưỡng Hà, miền tây Ba
Tư đến cướp phá Takht-e Soleyman và cung điện Dastugerd. Tại đây
ông nhận được thong tin về vụ ám sát Khosrau II.
Cái chết của Khosrau II dẫn tới một cuộc nội chiến. Sassanid trải qua
một thời kỳ hỗn loạn với 12 vị vua trong vòng 14 năm. Đất nước suy yếu.
Quyền lực nằm trong tay các vị tướng và Sassanid không bao giờ khôi
phục được sức mạnh của mình.
Mùa xuân năm 632, cháu của Khosrau I là Yazdegerd III lên ngôi.
Trong chính năm đó những đội quân Arab đầu tiên đã đột kích vào lãnh
thổ Ba Tư. Những năm tháng chiến tranh liên miên đã bào mòn cả
Byzantine lẫn Ba Tư. Sassanid bị khánh kiệt do kinh tế suy thoái, thuế
má nặng nề, tôn giáo hà khắc, các tầng lớp xã hội bất mãn, quyền lực
của lãnh chúa địa phương tăng cao. Những điều này khiến cho cuộc
xâm lăng của Arab thuận lợi.
Sassanid không chống trả nổi trước sức ép của quân Arab.
Yazdegerd III chỉ là một cậu bé, không thể ngăn chặn đất nước rộng lớn
bị tan rã thành các quốc gia nhỏ. Trong khi đó Byzantine cũng bị Arab đe
dọa nhưng đã đứng vứng được. Năm 634 quân Sassanid và quân Arab
Hồi giáo đụng độ ở Bridge. Thắng lợi thuộc về Sassanid nhưng người
Arab không chùn bước. Không lâu sau đạo quân của Khalid ibn Walid
tràn tới. Khalid ibn Walid là người được nhà tiên tri Muhammad tin tưởng
giao cho lãnh đạo quân Arab. Tại chiến trường al-Qādisiyyah năm 637,
quân Hồi giáo đánh thắng đội quân đông đảo của tướng Rostam
Farrokhzad và bao vây Ctesiphon. Yazdegerd III bỏ chạy và Ctesiphon
thất thủ. Người Arab thu lấy tài nguyên phục vụ cho mình. Khi đất nước
chưa bị chia cắt, các hiệp sĩ Asawaran (Azatan) có thể đánh bại được kẻ
thù, nhưng họ lại chưa một lần được triệu tập. Mọi việc xảy ra quá
nhanh. Các thống đốc Sassanid tập hợp quân đội của mình nhưng họ đã
bị tiêu diệt trong trận Nihawānd. Đế quốc Sassanid gần như không thể
cứu vãn.
Sauk hi nghe tin về thất bại ở Nihawānd, Yazdgerd III bỏ chạy về
phương bắc và bị ám sát bởi một chủ cối xay gió ở Merv cuối năm 651.
Trong khi đó các úy tộc ở Trung Á góp phần lớn trong việc truyền bá văn
hóa và ngôn ngữ Ba Tư tại các vùng đất của họ và thành lập vương triều
đầu tiên của người Iran bản xứ Samanid, tiếp tục giữ vững truyền thống
và văn hóa Ba Tư trước cuộc xâm lăng của người Hồi giáo.
Đế quốc Sassanid sụp đổ và hầu hết lãnh thổ rơi vào tay các vương
quốc Hồi giáo. Tuy nhiên nhiều thành phố đã đứng lên chống lại như
Rayy, Isfahan và Hamadan. Dân chúng địa phương dần dần chấp nhận
đạo Hồi, một phần vì bị bắt ép trong cuộc xâm lược, phần vì những
người không theo Hồi giáo phải trả thêm những khoản thuế đặc biệt.
Trong cuộc xâm lược này, Viện hàn lâm Gundishapur và các thư viện bị
phá hủy, thiêu rụi. Hầu hết văn tự của người Sassanid bị biến mất.
Quân đội:
Quân đội Sassanid không quá khác với thời Achaemenid. Thay đổi
quan trọng nhất là việc từ bỏ chiến xa và sự phát triển của tượng binh.
Có bốn loại quân chính là tượng binh, kỵ binh, cung binh và bộ binh.
Xương sống của quân đội Sassanid chính là kỵ binh nặng, đó là lực
lượng có ảnh hưởng nhất. Người La Mã, Arab và Thổ đều học hỏi chiến
thuật kỵ binh của Sassanid. Trong các cuộc chiến với Parthia và sau này
là Sassanid người La Mã đã nhận ra thế mạnh của kỵ binh nặng và họ
quyết định tổ chức cho mình một đội quân tương tự.
Shapur II đã cải cách quân đội bằng việc trang bị cho kỵ binh nặng
hơn và có hiệu quả hơn. Những người lính được mặc chiếc áo giáp sắt
dày che chắn toàn bộ cơ thể, làm họ trong giống những pho tượng sắt di
động. Vũ khí là thương dài và kiếm hay gậy. Có những hình khắc đá mô
tả kỵ binh Sassanid ở Taq- E Bostan.
Kỵ binh nặng có hai loại: Clibanarii và Cataphract. Hai loại này được
trang bị mũ sắt, giáp dài, giáp che ngực, áo giáp, bao tay sắt, thắt lưng,
giáp che đùi, dùng kiếm, thương, có cung với 30 mũi tên và giáp cho
ngựa.
Kỵ binh nặng được hỗ trợ bởi kỵ binh nhẹ, cung binh và tượng binh.
Chiến thuật của Sassanid thường là cho cung binh và tượng binh bắn
tên xối xả, mở đường cho kỵ binh ập vào.
Bộ binh Sassanid được trang bị giáp nhẹ, trong một số trận đánh thì
bộ binh nặng được triển khai. Lực lương bộ binh nặng này ngang ngửa
với bộ binh La Mã. Các vùng Daylam và Sogdiana của Sassanid rất nổi
tiếng với lực lượng bộ binh hùng mạnh.
Các tay cung của Sassanid là những xạ thủ và cũng là nỗi kinh hoàng
của La Mã. Với sự có mặt của cung binh, bộ binh La Mã hiếm khi tiến
lên được.
Không giống Parthia, Sassanid chú trọng học hỏi các phương pháp
chế tạo các công cụ như máy bắn đá, xe ram hay ballista dùng để công
cũng như thủ thành.
Ngoài ra còn có lực lượng các hiệp sĩ Azadan có từ thời Parthia. Họ
đi theo nhà vua trong các cuộc chiến, chiến đấu với tinh thần và kỷ luật
tuyệt vời.