iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: https://www.academia.edu/8918380/DỀ_CƯƠNG_ON_TẬP_HINH_SỰ
(DOC) DỀ CƯƠNG ON TẬP HINH SỰ | Bí Ngô - Academia.edu
Academia.eduAcademia.edu

DỀ CƯƠNG ON TẬP HINH SỰ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÌNH SỰ Khái niệm luật hình sự. Đối tượng & phương pháp điều chỉnh của luật hình sự. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nhà nước Tổng thể các quy phạm PL điều chỉnh những QHXH phát sinh giữa NN và người thực hiện tội phạm Quy định những hành vi nguy hiểm cho XH là tội phạm Hình phạt đối với các tội phạm cũng như những vấn đề liên quan đến việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt. Vị trí của luật hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có vị trí rất quan trọng. LHS bảo vệ các QHXH có tầm quan trọng nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH. 3. Nhiệm vụ của luật hình sự. - Bảo vệ chế độ XHCN - Đấu tranh phòng chống tội phạm - Giáo dục mọi người 4. Khoa học luật hình sự. - Là một ngành khoa học pháp lý - Nghiên cứu các vấn đề xây dựng pháp luật hình sự 30. Các Luật sửa đổi BLHS năm 1985. - Pháp điển lần thứ nhất vào năm 1985 - Pháp điển lần thứ 2 vào năm 1999 Xây dựng BLHS trên nền tảng NNPQ, coi các quyền và tự do của con người là giá trị xã hội cao quý nhất. 32. Những tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong việc sửa đổi BLHS năm 1985. - Đảm bảo thể chế hóa đường lối của Đảng - Dựa trên các căn cứ xác thực của việc tổng kết thực tiễn - Tính dân tộc và tính hiện đại - Tinh thần chủ động phòng và chống tội phạm - Thể hiện rõ các chế tài hình sự 33. Những điểm mới chủ yếu về hệ thống của BLHS năm 1999. Phần chung gồm 4 chương mới, chương IV – thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn TNHS; chương V – quyết định hình phạt; Chương VIII – thời hiệu thi hành án, miễn chấp hành hình phạt , giảm chấp hành hình phạt; chương IX – Xóa án tích. 34. Những điểm mới chủ yếu về đạo luật hình sự trong BLHS năm 1999. - Loại trừ: quy phạm của luật hình thức xác định thẩm quyền quyết định hình phạt là của TA; - Sửa đổi lại chế định liên quan đến hiệu lực hồi tố 35. Những điểm mới chủ yếu về tội phạm trong BLHS năm 1999. - Khẳng định rõ các mức độ gây huy ngại khác nhau của tội phạm - Bổ sung quy định về việc người phạm tội do dùng chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu TNHS - Ở 1 chừng mực nhất định, ghi nhận TH phi hình sự hóa đối với hành vi không tố giác tội phạm do những người ruột thịt. 36. Những điểm mới chủ yếu về hình phạt & QĐHP trong BLHS năm 1999. - Ghi nhận định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt (đoạn 1-điều 26) - Cụ thể hóa hơn hình phạt “phạt tiền” trong điều 30 - Bổ sung hình phạt mới “trục xuất” - Bổ sung việc trừ thời gian tạm giữ vào thời gian chấp hành hình phạt tù. Đoạn 2 điều 31. - Khoản 2-3, điều 35 - Thể hiện rõ hơn xu hướng dân chủ hóa. Khoản 1 điều 39 - Thay thuật ngữ “nguyên tắc” bằng thuật ngữ “căn cứ” - Loại trừ khỏi danh mục các tình tiết giảm nhẹ TNHS tại khoản 1, Đ46 - Chỉ được giảm nhẹ một lần - Sửa khoản 3 DD38 thành điều 47 - Thêm hai tình tiết tăng nặng mới điểm k, khoản 1, Đ48 - Sửa quy định từ đ 43 thành đ 50 - Chuyển khoản 3, DD15 thành Đ52 37. Những điểm mới chủ yếu về các biện pháp tha miễn trong BLHS năm 1999. - Mở rộng hơn phạm vi không áp dụng chế định thời hiệu, quy định tại đ 24 - Bổ sung điều 57, khoản 2. (đại xá, đặc xá) - Sửa đổi đối tượng và bổ sung các căn cứ tại điều 61, 62 (quân nhân bị kết án) 38. Về một số điểm mới trong Phần các tội phạm BLHS năm 1999. - Quy định trực tiếp hình phạt bổ sung - Xây dựng chương “các tội phạm về môi trường” - Phi tội phạm hóa đối với 1 số hình phạt - Loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi 13 CTTP/40 39. Khái niệm & số lượng (hệ thống) các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. - K/N: là những tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản được thể hiện trong PLHS (thực định) cũng như trong việc giải thích và trong thực tiễn áp dụng PLHS thông qua một hay nhiều quy phạm (hoặc chế định) của nó. - Có 7 nguyên tắc của LHS: + Nguyên tắc pháp chế + Nguyên tắc công minh + Nguyên tắc bình đẳng trước LHS + Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm + Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi + Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân 40. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc pháp chế. - Bất kỳ một hành vi nào chỉ bị coi là tội phạm và bị trừng phạt bằng chế tài pháp lý hình sự, không áp dụng LHS theo nguyên tắc tương tự luật 41. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước PL (đoạn 1,khoản 2, Đ 3) 42. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc công minh. Nghiêm trị kẻ chủ mưu cầm đầu đoạn 2, 3 – khoản 2, Đ 3 43. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc nhân đạo. Miễn TNHS do người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm Khoản 1 – Đ 19, Đ 25, các tình tiết giảm nhẹ TNHS Đ 46, quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định Đ 47. 44. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm. Phải được xử lý công minh theo đúng PL Áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ VN 45. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm do lỗi. Không ai phải chịu TNHS nếu không phải do lỗi của mình (đ 8 -12) 46. Nội dung cơ bản, sự thể hiện trong BLHS năm 1999 & ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm cá nhân. Chỉ cá nhân người phạm tội mới phải chịu TNHS 47. Khái niệm & cấu tạo của đạo luật hình sự Việt Nam. - K/N: Là VBQP chứa đựng đầy đủ, toàn diện và có hệ thống các QPPL về nhiệm vụ và các nguyên tắc của LHS, về tội phạm và hình phạt và các chế định khác liên quan đến tội phạm và hình phạm. - BLHS hiện hành là nguồn duy nhất của LHSVN. - Cấu tạo của LHSVN: + Phần chung: quy định về nhiệm vụ, nguyên tắc của LHS, cơ sở của TNHS, hiệu lực, khái niệm chung, xác định tội phạm và quyết định hình phạt. + Phần tội phạm: quy phạm quy định dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể và loại, mức hình phạt đối với các loại tội phạm đó. 48. Hiệu lực của đạo luật hình sự theo không gian. Khoản 1, Đ 5 49. Hiệu lực của đạo luật hình sự về thời gian. Đ 7. 50. Vấn đề hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự. Về cơ bản là không có hiệu lực hồi tố, vì không có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng. 51. Giải thích đạo luật hình sự - Là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng các QPPLHS, bảo đảm sự nhận thức và thực hiện chính xác, thống nhất LHS. Là một giai đoạn của quá trình áp dụng LHS. Phân loại: + Giải thích chính thức LHS: cq NN có thẩm quyền và được ghi vào VB giải thích + Giải thích của cq xét xử: TA khi xét xử; có giá trị bắt buộc trong phạm vi hiệu lực của bản án + Giải thích LHS có tính chất khoa học: là giải thích không chính thức, vì vậy không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với cq NN và nhân dân. Phương pháp: + PP logic + PP giải thích văn phạm + PP giải thích chính trị - lịch sử 52. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự trong PLHS Việt Nam. - Trước năm 1985, NN cho phép TA áp dụng PL tương tự để xét xử những hành vi gây nguy hiểm cho XH mà chưa được quy định trong luật. - Áp dụng PL tương tự: dựa vào các nguyên tắc chung và ý thức PL XHCN để truy cứ TNHS - Điều kiện: T/c và mức độ nguy hiểm đáng kể; tương tự với 1 tội cụ thể được quy định trong 1 VBQP - Bộ LHS 1999 quy định chỉ người nào phạm 1 tội được quy định trong BLHS mới bị coi là tội phạm… -> hầu như không áp dụng tương tự PL 53. Khái niệm & những đặc điểm cơ bản của TNHS. K/N: Là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm Phải gánh chịu trước NN về hành vi phạm tội Được thực hiện bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế HS khác theo quy định của BLHS Đặc điểm: Là dạng cụ thể của TNPL Là hậu quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội phạm Bản chất là sự lên án của NN đối với hành vi phạm tội Là QHPL đặc biệt giữa NN và người thực hiện tội phạm Mang tính công Là TN cá nhân Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế 54. Cơ sở của TNHS. Điều 2 BLHS Cơ sở khách quan: Chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội Cơ sở chủ quan: là hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP 55. Những điều kiện của TNHS. - Đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho XH, gây thiệt hại hoặc đe dọa… - Được BLHS quy định là tội phạm - Có năng lực TNHS - Đủ tuổi chịu TNHS - Hành vi có lỗi 56. Chế định thời hiệu truy cứu TNHS theo BLHS năm 1999 (Điều 23). - Là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn ấy người phạm tội không bị truy cứu TNHS - Thời hiệu truy cứu TNHS được tính từ ngày tội phạm thực hiện - Đáp ứng các điều kiện: + 5 năm – ít nghiêm trọng + 10 năm – nghiêm trọng + 15 năm – rất nghiêm trọng + 20 năm – đặc biệt nghiêm trọng Trong thời gian quy định trên người phạm tội không phạm tội mới mà BLSH quy định mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy là trên 1 năm tù Trong thời gian quy định trên, người phạm tội không có hành vi trốn tránh, hoặc trốn tránh nhưng không có lệnh truy nã. Thời điểm kết thúc của thời hiệu truy cứu TNHS được tính từ ngày khởi tố vụ án HS 57. Khái niệm miễn TNHS & liệt kê những trường hợp được miễn TNHS trong Phần chung & Phần các tội phạm BLHS năm 1999. K/N: Điều 25 Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình Do có hành vi tích cực của người phạm Đại xá 58. Miễn TNHS do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999). - Sự thay đổi điều kiện XH trong phạm vi toàn xã hội, mà hành vi không còn gây nguy hiểm cho XH (tội lạm sát gia súc) - Người phạm tội không còn nguy hiểm cho XH, nên truy cứu TNHS là không cần thiết 59. Miễn TNHS do hành vi tích cực (còn gọi là do sự ăn năn hối cải) của người phạm tội (khoản 2 Điều 25 BLHS năm 999). - Khuyến khích người thực hiện tội phạm có hành vi tích cực cụ thể biểu hiện sự ăn năn hối cải của mình và tích cực ngăn chặn hậu quả nguy hại do hành vi phạm tội gây ra. - Mang tính tùy nghi: trong trường hợp cụ thể có tùy nghi đánh giá người phạm tội có tội hay không. 60. Miễn TNHS do có văn bản đại xá (khoản 3 Điều 25 BLHS năm 1999). - Được công bố nhân các sự kiện trọng đại của đất nước - Khi có quyết định đại xá thì vụ án không được khởi tố, nếu khởi tố rồi thì bị đình chỉ. 61. Phân biệt miễn TNHS với miễn hình phạt. Điều 25 và 54 Miễn TNHS: người phạm tội không bị truy cứu TNHS thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện tại điều 25 Miễn hình phạt: không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội phạm mà người đó đã thực hiện. điều 54. Thẩm quyền: TA. Người được miễn hình phạt phải chịu án tích. Điều kiện miễn hình phạt: người phạm tội ít nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng đáng kể, nhân thân tốt, có nhiều tình giảm nhẹ… Nhưng cũng chưa đên mức được miễn TNHS. 62. Bản chất xã hội-pháp lý của tội phạm trong năm hình thái kinh tế-xã hội tương ứng của lịch sử nhân loại. - Là 1 hiện tượng XH- pháp lý gắn liền với sự ra đời của NN và PL, cũng như xuất hiện sỏ hữu tư nhân và sự phân chia XH thành các giai cấp đối kháng. - Quy định của PLHS về tội phạm đều thể hiện ý chí của giai cấp thống trị về KT – CT - Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ: bất bình đẳng trong các giai cấp - Trong thời kỳ NN phong kiến: - Thời kỳ tư sản: - Sau CM tháng 10 Nga: 63. Khái niệm tội phạm. Khoản 1, điều 8 Là hành vi nguy hiểm cho XH Trái PLHS, do người có NLTNHS, đủ tuổi chịu TNHS, hành vi có lỗi. 64. Những nét chủ yếu của đặc điểm thứ nhất của tội phạm – là hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Là đặc điểm khách quan, thể hiện bản chất XH, thuộc tính khách quan của tội phạm. - Hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại lợi ích của con người, NN, XH - Thể hiện cả về số lượng và chất lượng 65. Những nét chủ yếu của đặc điểm thứ hai của tội phạm – là hành vi trái PLHS. - Là đặc điểm pháp lý, thể hiện nguyên tắc pháp chế (xem lại) 66. Những nét chủ yếu của đặc điểm thứ ba của tội phạm – là hành vi được thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý). - Là đặc điểm chủ quan của tội phạm 67. Những nét chủ yếu của đặc điểm thứ tư của tội phạm – là hành vi do người có năng lực TNHS thực hiện. Khái niệm người có năng lực TNHS là gì? Tại thời điểm thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho XH bị LHS cấm ở trong trạng thái bình thường, hoàn toàn nhận thức được đầy đủ tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện… 68. Những nét chủ yếu của đặc điểm thứ năm của tội phạm – là hành vi do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện. 69. Hãy phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Tính nguy hiểm cho XH của hành vi - Phạm vi khách thể bị xâm hại - Hậu quả - Tính trái pháp luật của hành vi (là điểm khác nhau chủ yếu và quan trọng nhất) - Chủ thể của hành vi - Hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi 70. Hãy phân biệt tội phạm với hành vi trái đạo đức. 71. Sự khác nhau cơ bản nhất của tội phạm với vi phạm pháp luật khác & với hành vi trái đạo đức. Tính trái pháp luật của hành vi 72. Khái niệm PLTP. - Là chia những hành vi nguy hiểm cho XH bị luật HS cấm thành từng loại nhất định theo những tiêu chí khác để làm tiền đề cho việc cá thể hóa TNHS và hình phạt hoặc tha miễn TNHS và hình phạt. 73. Các tiêu chí PLTP trong Phần chung luật hình sự. - Tính nguy hiểm cho XH của tội phạm - Mức độ gây nguy hại - Tính chất lỗi - Chế tài (tối đa, tối thiểu) 74. Các tiêu chí PLTP trong Phần riêng luật hình sự. - Tính chất và tầm quan trọng của khách thể được bảo vệ bằng PLHS tương ứng - Sự tái phạm, vi phạm PLHC hoặc là mức độ gây nguy hại cho xã hội đã vượt quá giới hạn tối đa bị xử phạt bằng chế tài HC 75. Chế định PLTP trong BLHS Việt Nam năm 1999. Khoản 2 điều 8- phân loại lại theo mức độ 76. Khái niệm CTTP & khái niệm các yếu tố CTTP - K/N: là tổng hợp những dấu hiệu được quy định trong luật hình sự đặc trưng cho 1 loại tội phạm cụ thể; được luật quy định, có tính đặc trưng điển hình và có tính bắt buộc - Các yếu tố CTTP: bao gồm mặt khách quan của tội phạm, khách thể, mặt chủ quan, chủ thể. + Khách thể: là những quan hệ XH được LHS bảo vệ. + Mặt khách quan: là những biểu hiện của tội phạm ra thế giới khách quan, bao gồm những hành vi gây nguy hiểm cho XH. + Chủ thể: là con người cụ thể, đã thực hiện tội phạm, đạt độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS + Mặt chủ quan: là trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi phạm tội, bao gồm các dấu hiệu lỗi… 77. Phân biệt dấu hiệu bắt buộc & dấu hiệu không bắt buộc của CTTP. - Dấu hiệu bắt buộc: hành vi nguy hiểm cho XH, lỗi, năng lực TNHS - dấu hiệu không bắt buộc: dấu hiệu tùy nghi: hậu quả nguy hiểm cho XH, động cơ, địa điểm… 78. Các căn cứ phân loại CTTP. - Theo mức độ nguy hiểm cho XH: CTTP cơ bản, tăng nặng, giảm nhẹ. - Theo đặc điểm về cấu trúc của tội phạm: CTTP vật chất và CTTP hình thức; CTTP cắt xén. - Theo cách thức của nhà làm luật: CTTP giản đơn và CTTP phức hợp. 79. Mối quan hệ của CTTP & TNHS. - CTTP là cơ sở của TNHS - CTTP là căn cứ pháp lý để định tội 80. Khái niệm khách thể của tội phạm & sự phân loại nó. - Phân loại: + Khách thể chung của tội phạm: là tổng thể các QHXH được LHS bảo vệ bị các tội phạm xâm hại. VD: AN quốc gia, chế độ CT, văn hóa, con người…. + Khách thể loại: là một nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất, và bị 1 nhóm tội phạm xâm hại. VD: nhóm tội phạm xâm hại tính mạng con người… + Khách thể trực tiếp: là quan hệ XH cụ thể, bị 1 loại tội phạm trực tiếp xâm hại. 81. Khái niệm đối tượng tác động của tội phạm & sự phân loại nó. - Là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động tới bộ phận này, người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho QHXH được LHS bảo vệ. - Phân loại: + Con người: VD hành vi cố ý gây thương tích… + Vật cụ thể: VD tài sản. + Hoạt động của con người: hành vi đưa hối lộ… 84. Phân biệt khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm. Khách thể là tổng thể mối QHXH được LHS bảo vệ Đối tượng tác động của tội phạm: 85. Khái niệm mặt khách quan của tội phạm. - K/N: là biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, bao gồm những hành vi gây nguy hiểm cho XH, hậu quả nghiêm trọng…. 86. Khái niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội & các dạng của nó. - K/N: là dấu hiệu bắt buộc của tất cả CTTP, là dấu hiệu trung tâm trong mặt khách quan của tội phạm. - Các dạng của hành vi: Hành động phạm tội và không hành động phạm tội * Tội ghép: giết người, cướp của Tội liên tục: mua vét hàng đầu cơ tích trữ. Tội kéo dài: tàng trữ vũ khí quân dụng 87. Khái niệm hậu quả nguy hiểm cho xã hội & các dạng của nó. - Hậu quả của tội phạm: là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những QHXH được LHS bảo vệ. (bổ sung thêm trong sách) - Các dạng: Thiệt hại về vật chất Thiệt hại về thể chất Thiệt hại về tinh thần Thiệt hại về chính trị 88. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi & hậu quả nguy hiểm cho xã hội. - Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho XH xét về thời gian - Hv trái pháp luật phải chứa đựng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho XH. - Những hậu quả nguy hiểm cho XH phải phát sinh từ chính những hành vi gây nguy hiểm cho XH 89. Những dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm. - Phương tiện phạm tội - Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm: - Thời gian phạm tội: - Địa điểm phạm tội - Hoàn cảnh phạm tội 90. Khái niệm chủ thể của tội phạm & những dấu hiệu chung của nó. - K/N: là tổng hợp những dấu hiệu bắt buộc phải có thuộc về nhân thân của người phạm tội. - Dấu hiệu: + NLTNHS: + Tuổi chịu TNHS: điều 12. 91. Khái niệm chủ thể đặc biệt của tội phạm & những dấu hiệu đặc trưng riêng của chủ thể đặc biệt. - K/N: ngoài những dấu hiệu chung, phổ biến mà chủ thể của bất kỳ của tội phạm nào cũng có còn quy định thêm 1 số đặc điểm có tính đặc thù khác. - Dấu hiệu đặc trưng riêng của chủ thể đặc biệt: + Liên quan đến nghề nghiệp + Chức vụ, quyền hạn + Nghĩa vụ + Tuổi, giới tính, quan hệ gia đình 92. Nhân thân người phạm tội. - Là tổng hợp tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS. 93. Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm & các dấu hiệu của nó. - K/N: Là thái độ tâm lý của người phạm tội khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho XH - Dấu hiệu: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội 94. Khái niệm lỗi hình sự & các hình thức của nó. - K/N: Là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho XH, và đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra cho XH thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. 95. Khái niệm lỗi cố ý & các dạng lỗi cố ý. - Điều 9. - Lỗi cố ý trực tiếp: nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho XH, thấy trước được hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra - Lỗi cố ý gián tiếp: … tuy ko mong muốn nhưng có ý thức để bỏ mặc hậu quả xảy ra. 96. Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp & lỗi cố ý gián tiếp. Khía cạnh ý chí của lỗi. 97. Khái niệm lỗi vô ý & các dạng lỗi vô ý. - điều 10 - Vô ý phạm tội vì quá tự tin: thấy trước được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho XH nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ ko xảy ra và có thể ngăn ngừa được - Vô ý phạm tội do cẩu thả: đã không thấy được hậu quả, mặc dù phải thấy thấy và có thể thấy trước. 98. Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin & lỗi vô ý vì cẩu thả. 99. Vấn đề hỗn hợp lỗi. Chỉ tồn tại trong CTTP tăng nặng của 1 số tội phạm. 100. Sự kiện bất ngờ & phân biệt nó với lỗi vô ý vì cẩu thả. - Điều 11: 101. Động cơ phạm tội. Là nhân tố bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Cơ sở tạo thành động cơ phạm tội là những nhu cầu về vật chất, tinh thần, … Chỉ có trong những trường hợp phạm tội cố ý. Những tội vô ý có thể có động cơ hành động chứ ko có động cơ phạm tội. 102. Mục đích phạm tội. Là mô hình được hình thành trong ý thức người phạm tội và người phạm tội mong muốn đạt được điều đó trên thực tế bằng cách thực hiện tội phạm. Chỉ có trong những TH cố ý trực tiếp. Có thể phân thành 3 loại: mục đích chống chính quyền; mục đích cá nhân, mục đích khác. 103. Sai lầm về pháp lý. - Là sự hiểu lầm của chủ thể về ý nghĩa pháp lý hay các tình tiết thực tế của hành vi mà họ đã thực hiện. Có 2 dạng: sai lầm về pháp luật và sai lầm thực tế (khách thể, đối tượng, phương tiện, quan hệ nhân quả). 105. Khái niệm các giai đoạn phạm tội - Là các bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý (trực tiếp) được quy định trong LHS, phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng thời điểm. 106. Những đặc điểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội và trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội. - K/N: điều 17 * Đặc điểm: - Người phạm tội chưa bắt tay vào thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong CTTP mà chỉ có các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm. - Hành vi này chưa trực tiếp xâm hại đến xâm hại đến quan hệ XH được LHS bảo vệ, chưa làm thay đổi biến dạng đối tượng tác động của tội phạm. - Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra, do chưa thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong CTTP . * TNHS: - Phải chịu TNHS vì hành vi của họ đã thỏa mãn các dấu hiệu CTTP của hành vi phạm tội chưa hoàn thành. - Theo điều 17, không phải mọi hành vi chuẩn bị phạm tội đều bị truy cứu TNHS. Đối với những hành vi chuẩn bị phạm tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng không phải chịu TNHS và được xử lý bằng biện pháp hành chính, kỷ luật. - khoản 1, điều 52, mức hình phạt cao nhất áp dụng với từng loại tội phạm cụ thể: + cao nhất là chung thân hoặc tử hình -> ko quá 20 năm tù + tù có thời hạn -> ko quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định Trong thực tế có những hành vi chuẩn bị tội phạm, nhưng bản thân hành vi đó đã cấu thành 1 tội phạm khác ở giai đoạn hoàn thành. -> chịu TNHS về hai tội, áp dụng hình phạt theo nguyên tắc hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội quy định tại điều 50 BLHS. 107. Những đặc điểm của giai đoạn phạm tội chưa đạt, phân loại hành vi phạm tội chưa đạt và và trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội chưa đạt. - K/N: điều 18 - Đặc điểm: + Người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của CTTP. + Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH nhưng chưa phù hợp với hậu quả được quy định trong CTTP + Nguyên nhân của việc không thực hiện tội phạm đến cùng là những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội. Phân loại: + Căn cứ vào mức độ thực hiện hành vi: phạm tội chưa đạt chưa thành và phạm tội và phạm tội chưa đạt đã thành. phạm tội chưa đạt chưa thành: cố ý thực hiện tội phạm nhưng ko thực hiện đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội và họ cũng chưa thực hiện hết những hành vi dự định làm phạm tội chưa đạt đã thành: là trường hợp cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội nhưng họ đã thực hiện đến hết hành vi định làm. + Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến phạm tội chưa đạt có thể phân thành phạm tội chưa đạt vô hiệu và những trường hợp chưa đạt khác. TNHS: tất cả mọi trường hợp đều bị truy cứu TNHS không kể là loại tội phạm nào. Người có hành vi phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS nặng hơn so với người có hành vi chuẩn bị phạm tội nhưng nhẹ hơn đối với người có hành vi phạm tội hoàn thành về cùng một tội danh. Mức hình phạt:khoản 3 – đ52 108. Khái niệm tội phạm hoàn thành, phân biệt tội phạm hoàn thành với tội phạm kết thúc. - Là hành vi đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của CTTP. - CTTP vật chất, hình thức, cắt xén. - Thời điểm hoàn thành của tội phạm là khái niệm pháp lý được quy định trong LHS. 109. Khái niệm tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và những điều kiện của nó. Điều 19: là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Điều kiện khách quan: phải xảy ra trong quá trình thực hiện tội phạm. (chấm dứt việc thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa thành – có khả năng loại trù hoặc khắc phục sự đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội) Điều kiện chủ quan: phải do người phạm tội hoàn toàn tự nguyện quyết định khi nhận thức được điều kiện khách quan vẫn có thể tiếp tục thực hiện tội phạm mà không bị ngăn cản. Người có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn TNHS (d19) 110. Khái niệm đồng phạm và những dấu hiệu khách quan và chủ quan của đồng phạm. - ĐN: Khoản 1, đ 20: là trường hợp có hai người trở lên cố ý thực hiện cùng một tội phạm. - Dấu hiệu khách quan: + có sự tham gia của hai người trở lên vào việc thực hiện một tội phạm. + có sự cùng chung hành động (liên hiệp hành động) của những người tham gia vào việc thực hiện một tội phạm Dấu hiệu chủ quan: + Có sự cùng cố ý của những người tham gia thực hiện tội phạm. + về lý trí: mỗi người đồng phạm thực hiện tội phạm đều nhận thức được rõ hành vi của mình có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội,… biết được hoạt động tội phạm của nhau và mong muốn những người đồng phạm cùng hành động với mình. + Về ý chí: Tuy nhận thức được hậu quả nhưng vẫn thực hiện hành vi của mình và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. LHS chỉ xét những trường hợp cùng phạm tội cố ý. + Mục đích trong đồng phạm: phải có cùng mục đích phạm tội đó. 111. Những loại người đồng phạm. Khoản 2, đ 20 – 4 loại: + người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm – 2 dạng dạng 1: là những người trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong CTTP cụ thể. Ví dụ: người phạm tội dùng dao, súng để bắn, chém nạn nhân là người thực hành của tội giết người. Dạng 2: người không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Họ có hành vi lợi dụng hoặc sử dụng người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng bản thân người bị lợi dụng không phải chịu TNHS (người ko có NLTNHS do mắc bệnh tâm thần, người chưa đủ tuổi chịu TNHS, …) + Người tổ chức: Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm Người cầm đầu: người đứng ra thành lập các băng, ổ, nhóm, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn, đôn đốc, điều khiển mọi hoạt động của tổ chức. Người chỉ huy: là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện tội phạm. + Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. (kích động, rủ rê, lôi kéo + người giúp sức: là người tạo ra những điều kiện tinh thần, vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 112. Các hình thức đồng phạm. * phân loại dựa theo dấu hiệu khách quan: - đồng phạm giản đơn: những người cùng tham gia thực hiện tội phạm đều đóng vai trò là người thực hành, ko có sự tính toán kỹ càng. - đồng phạm phức tạp: có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm. * phân loại theo căn cứ dấu hiệu chủ quan: - đồng phạm không có thông mưu trước: ko có sự thỏa thuận bàn bạc với nhau trước những người đồng phạm - đồng phạm có thông mưu trước: có sự bàn bạc với nhau về tội phạm cùng thực hiện * phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự kết cấu chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 113. Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. - các nguyên tắc xác định TNHS đối với những người đồng phạm: +NT tất cả những người đồng phạm phải chịu TN chung về toàn bộ tội phạm đã thực hiện. + NT mỗi người đồng phạm phải chịu TNHS độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm + NT câ thể hóa TNHS của những người đồng phạm. (mức độ tham gia) một số vấn đề liên quan đến TNHS của người đồng phạm: + Chủ thể đặc biệt trong đồng phạm: chỉ đòi hỏi ở người thực hành + Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm + Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm 114. Hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm. - Tội che giấu tội phạm: điều 21 Thể hiện sau khi tội phạm của người được che giấu kết thúc, không có sự hứa hẹn trước với người đó. Lỗi cố ý trực tiếp Tội không tố giác tội phạm: khoản 1, đ 22. Thể hiện dưới hình thức không hành động, lỗi cố ý trực tiếp. 115. Khái niệm loại trừ trách nhiệm hình sự. - Là trường hợp những hành vi gây thiệt hại khách quan về hình sự nhưng không bị coi là tội phạm do không thỏa mãn yếu tố lỗi và được quy định trong LHS. 116. Khái niệm và những điều kiện của phòng vệ chính đáng. - KN: điều 15- là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của NN, tổ chức, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả một cách cần thiết người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. PVCĐ không phải là tội phạm. - Điều kiện: + hành vi tấn công xâm hại lợi ích hợp pháp – cơ sở làm phát sinh quyền PVCĐ. + hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng. + PVCĐ phải gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công + Giữa hành vi PVCĐ và hành vi tấn công phải có sự tương xứng. 117. Khái niệm và những điều kiện của tình thế cấp thiết. - KN: đ 16- là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ thực tế đang đe dọa lợi ích của NN, tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. - điều kiện: + sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa lợi ích hợp pháp là cơ sở để thực hiện hành vi trong CTTP + việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác. + thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần khắc phục. 118. Phân biệt loại trừ trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự. - Loại trừ TNHS là hành vi không thỏa mãn các yếu tố CTTP (dấu hiệu lỗi). Người có hành vi được loại trừ TNHS không bị coi là có tội nên NN không áp dụng hình phạt hoặc bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào. - Miễn TNHS: người được miễn TNHS tuy không bị buộc tội và áp dụng hình phạt nhưng phải chịu những biện pháp tác động có tính cưỡng chế hình sự khác nhau như giao cho địa phương quản lý, đưa vào trường giáo dưỡng. 119. Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết. 120. Về một số tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự khác. Bắt giữ người phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên, rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học. Tình trạng gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội Bắt người phạm tội là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hình sự. Khi thực hiện bắt người phạm tội quả tang và có lệnh truy nã mà gây ra thiệt hại thì hành vi gây thiệt hại của công dân về mặt khách quan là hành vi nguy hiểm gây hậu quả hình sự nhưng do mục đích của hành vi nên phải được coi là không có lỗi. Chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên là hành vi biến chủ trương, quyết định, mệnh lệnh do cơ quan NN, tổ chức xã hội hoặc cá nhân ban hành thành hiện thực. Trong quá trình thực hiện người chấp hành chỉ thị có thể gây thiệt hại cho lợi ích của NN… nhưng không bị coi là có lỗi và được loại trừ THNS. Có 2 TH: + chỉ thị đúng pháp luật =>được loại trừ TNHS + chỉ thị của cấp trên là trái pháp luật và người chấp hành không thấy trước chỉ thị đó là trái pháp luật và gây ra thiệt hại cho XH thì hành vi đó không bị coi là tội phạm. Còn nếu người chấp hành cũng biết rõ hành vi trái pháp luật, thấy trước đc hậu quả của việc chấp hành nhưng vẫn chấp hành thì sẽ phải chịu TNHS với người ra chỉ thị với vai trò là người thừa hành. Rủi ro trong nghiên cứu khoa học sản xuất 121. Khái niệm, các đặc điểm & các mục đích của hình phạt. - Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN được quy định trong LHS do TA nhân danh NN áp dụng đối với người đã thực hiện tội phạm, tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích nhất định của người bị kết án nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm (đ 26) - Đặc điểm: + là hậu quả pháp lý của tội phạm, là công cụ để thực hiện TNHS + là biện pháp cưỡng chế NN nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế NN + Được quy định trong BLHS + Do TA áp dụng đối với chính cá nhân người đã thực hiện một tội phạm theo 1 trình tự riêng biệt. + là công cụ đảm bảo cho LHS có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ cũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm Mục đích: Trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Có mục đích ngăn ngừa những người không vững vàng trong XH phạm tội Có mục đích giáo dục các thành viên khác trong XH nâng cao ý thức PL, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng tranh phòng ngừa và chống tội phạm, 122. Khái niệm hệ thống hình phạt & phân loại các hình phạt trong PLHS Việt Nam hiện hành. - Là tổng thể các loại hình phạt do NN quy định trong luật hình sự có sự liên kết chặt chẽ với nhau theo một trật tự nhất định do tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định - Có hai loại hình phạt là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 123. Nội dung & những điều kiện áp dụng của từng loại hình phạt. 1. Hình phạt chính: - Cảnh cáo: - Phạt tiền: - Cải tạo không giam giữ - Trục xuất - Tù có thời hạn - Tù chung thân - Tử hình 2. Hình phạt bổ sung - Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định - Cấm cư trú - Quản chế - Tước một số quyền công dân - Tịch thu tài sản - Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính - Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. * đối với mỗi tội phạm, người phạm tội bị áp dụng 1 hình phạt chính và có thể bị áp dụng một 1 hoặc 1 số hình phạt bổ sung. 124. Khái niệm & các đặc điểm của biện pháp tư pháp. - Là những biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong LHS do Viện kiểm sát hoặc TA áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu hiệu của tội phạm trong các giai đoạn tố tụng hình sự. - Các biện pháp tư pháp gồm: + Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. + Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi. + Bắt buộc chữa bệnh. 126. Phân biệt hình phạt chính với hình phạt bổ sung. Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập. Hình phạt bổ sung là không được áp dụng độc lập đối với mỗi tội phạm cụ thể và không được áp dụng đối với tất cả các tội phạm được quy định trong BLHS 127. Phân biệt hình phạt với biện pháp tư pháp. Các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt, nên không phải chịu án tích.