iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: https://vi.wikivoyage.org/wiki/Istanbul
Istanbul – Wikivoyage Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Istanbul là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố nằm ở cả Châu ÂuChâu Á. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá và du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng quan

[sửa]

Istanbul (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: İstanbul) là thành phố lớn nhất, đồng thời là trái tim kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số 13,5 triệu người, nó được xem là vùng đô thị lớn nhất Châu Âu và xếp vào một trong những thành phố đông dân nhất thế giới xét về dân cư trong địa phận thành phố. Diện tích của thành phố là 5343 km², đây cũng là khuôn khổ của tỉnh Istanbul mà nó là thủ phủ. Istanbul là một thành phố liên lục địa, bắc ngang qua eo biển Bosphorus - một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới - ở tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, nối biển Marmara và biển Đen. Trung tâm lịch sử và thương mại của Istanbul nằm ở phần thuộc Châu Âu, và chỉ có một phần ba dân số cư trú ở phần thuộc Châu Á.

Bảy triệu du khách nước ngoài đến Istanbul năm 2010, khi thành phố nhận danh hiệu Thủ đô Văn hóa Châu Âu, đưa thành phố này trở thành điểm đến du lịch thu hút khách nhiều thứ mười trên thế giới. Sức hút lớn nhất của thành phố nằm ở khu phố lịch sử, được UNESCO xếp hạng là Di sản thế giới, tuy nhiên trung tâm văn hóa và giải trí của nó nằm vắt qua cảng tự nhiên của thành phố, cảng Sừng Vàng ở quận Beyoğlu. Được xem là một thành phố toàn cầu, Istanbul là nơi đóng trụ sở của rất nhiều công ty cũng như cơ quan truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, và chiếm hơn một phần tư tổng sản phẩm nội địa của đất nước này. Hy vọng tận dụng sự hồi sinh và phát triển nhanh chóng của mình, Istanbul hiện đang tích cực chạy đua giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2020.

Các khu

[sửa]
Istanbul districts
Sultanahmet-Old City
Essentially Constantinople of Roman, Byzantine, and much of the Ottoman period, this is where most of the famous historical sights of Istanbul are located.
Galata
New City
Bosphorus
Golden Horn
Princes' Islands
Asian Side
Western Suburbs

Khí hậu

[sửa]
 Khí hậu T. Một T. Hai T. Ba T. Tư T. Năm T. Sáu T. Bảy T. Tám T. Chín T. Mười Mười một Mười hai
Cao ngày (°C) 9.39.712.117.022.126.929.429.225.520.215.211.2
Thấp đêm (°C) 4.24.05.59.313.518.020.420.517.413.69.36.2
Giáng thủy (mm) 100.980.969.645.435.537.539.046.362.9100.7108.6124.7

Istanbul là một thành phố sở hữu cùng lúc nhiều kiểu khí hậu: khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Phân loại khí hậu Köppen: Cfa) và khí hậu Địa Trung Hải (Phân loại khí hậu Köppen: Csa). Tuy nhiên, do có diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng, và nằm gần biển nên ở Istanbul tồn tại các miền vi khí hậu. Phần phía bắc của thành phố có khí hậu đại dương do ảnh hưởng của hơi ẩm từ Biển Đen và mật độ lớp phủ thực vật tương đối cao. Khí hậu trong khu vực đông dân cư ở phía nam thì ấm hơn và ít bị ảnh hưởng của hơi ẩm.

Thực vậy, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu trong nhiều vùng của Istanbul là độ ẩm liên tục cao, đạt tới 80 phần trăm vào hầu như mọi buổi sáng. Do những điều kiện này mà sương mù rất phổ biến, mặc dù dày hơn ở phía bắc chứ không ở trung tâm. Hiện tượng sương mù dày đáng chú ý làm ngăn trở giao thông trong khu vực, bao gồm trên eo Bosphorus, xảy ra quanh năm trong các tháng mùa thu và mùa đông, khi độ ẩm vẫn duy trì cao tới buổi chiều. Điều kiện ẩm ướt và sương mù có xu hướng tiêu tan vào giữa ngày trong các tháng mùa hè, nhưng hơi ẩm còn sót lại có tác động khiến cho thời tiết tương đối nóng nực vào mùa hè thêm phần khó chịu. Trong mùa hè, nhiệt độ cao nhất dao động quanh 29 °C và không thường xuyên có mưa rào; chỉ có khoảng 15 ngày mưa đo được giữa tháng 6 và tháng 8.

Mùa đông ở Istanbul lạnh hơn hầu hết các thành phố khác trong miền Địa Trung Hải, với nhiệt độ xuống thấp nhất trung bình 4-5 °C. Tuyết do hiệu ứng hồ (gió lạnh cuốn hơi ấm trên mặt nước tạo tuyết ở bờ dưới gió) từ Biển Đen xuất hiện thường xuyên, nhưng khó dự đoán, với nguy cơ dày và - cùng với sương mù - gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng của thành phố. Mùa xuân và thu có thời tiết khá êm dịu, nhưng thường ẩm ướt và khó lường; gió lạnh từ phía tây bắc và những cơn gió ấm từ phía nam đôi khi xuất hiện trong cùng một ngày - có xu hướng khiến nhiệt độ dao động. Nhìn chung, hàng năm Istanbul có trung bình khoảng 115 ngày có mưa đáng kể, với lượng mưa 852 mm mỗi năm. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng ghi nhận được trong thành phố là 40,5 °C và -16,1 °C. Lượng mưa cao nhất trong ngày được ghi nhận là 227mm, trong khi lớp tuyết phủ dày nhất là 80 cm.

Đến

[sửa]

Bằng đường hàng không

[sửa]
  • Sân bay quốc tế Atatürk Istanbul - là sân bay bận rộn nhất Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul.
  • Sân bay quốc tế Sabiha Gökçen - là sân bay quốc tế thứ 2 ở Istanbul, nằm ở phía đông bắc của thành phố này..

Hãng hàng không Turkish Airlines có đường bay thẳng với Istanbul với Thành phố Hồ Chí Minh.

Bằng tàu hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Các xa lộ chính của Istanbul là Otoyol 1 (O-1), O-2, O-3 và O-4. O-1 tạo nên đường vành đai trong của thành phố, vắt ngang Cầu Bosphorus và O-2 là đường vành đai ngoài của thành phố, đi qua Cầu Fatih Sultan Mehmet (cũng gọi là Cầu Bosphorus thứ hai). O-2 kết nối với Edirne về phía tây và O-4 kết nối với Ankara về phía đông; O-2, O-3 và O-4 nhập vào tuyến Xa lộ xuyên Châu Âu E80 giữa Bồ Đào Nha và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Iran. Hai cầu Bosphorus hiện nay tạo nên những mối liên kết duy nhất giữa các phần Châu ÂuChâu Á của Thổ Nhĩ Kỳ, tổng cộng cho 400 nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày. Đường hầm Á-Âu dài 14,6 km với hai tầng hiện đang thi công gần Bosphorus, nối giữa các quận Kumkapı, Fatih với Selimiye, Üsküdar. Dự án Cầu Bosphorus thứ ba, được thảo luận từ những năm 1990 cuối cùng cũng được thông qua và chính thức thông báo năm 2012. Cả hai dự án này có lẽ sẽ sớm hoàn thành vào năm 2015.

Hệ thống giao thông công cộng địa phương của Istanbul là một mạng lưới phức tạp gồm những tàu điện, các tuyến dây kéo (funicular, trong đó hai xe trên đường ray chạy 2 hướng ngược nhau lên/xuống dốc kéo nhau bằng cáp), các tuyến tàu điện ngầm, bus, bus nhanh, và bến phà. Tiền vé của mọi phương tiện trên sử dụng chung một cách thức thanh toán, là các thẻ thông minh không cần tiếp xúc Istanbulkart giới thiệu vào năm 2010, hoặc các thẻ điện tử Akbil cũ hơn. Từ năm 1872 các toa xe chở khách ngựa kéo đã xuất hiện, từ năm 1914 chúng bắt đầu chuyển sang chạy bằng điện nhưng bị buộc ngừng hoạt động năm 1961. Các xe điện bắt đầu xuất hiện trở lại ở thành phố vào những năm 1990, do cơ quan Điện, Tàu điện và Đường hầm Istanbul (İETT) vận hành với một tuyến đường hoài cổ bên cạnh một tuyến ray hiện đại nhanh hơn, chuyên chở khoảng 26 vạn người mỗi ngày. Đường hầm Tünel hoạt động từ năm 1875 là tuyến đường sắt dưới lòng đất lâu đời thứ hai thế giới (sau tuyến Đường sắt Đô thị London. Nó vẫn đưa hành khách đi lại giữa Karaköy và Đại lộ İstiklal trên một tuyến đường ray dốc dài 573m, bên cạnh một tuyến dây kéo hiện đại hơn giữa Quảng trường Taskim và Kabataş bắt đầu đưa vào vận hành năm 2006. Hệ thống Tàu điện ngầm Istanbul bao gồm ba tuyến đường không liên kết với nhau có mã số M1, M2 và M4 cùng với một vài tuyến và các đoạn mở rộng khác (trong đó có M4) đang được xây dựng hoặc mới chỉ đề xuất.

Hai phía của hệ thống tàu điện ngầm Istanbul về sau sẽ kết nối với nhau dưới eo Bosphorus khi đường hầm Marmaray, tuyến đường ray đầu tiên nối miền Thrace với Anatolia, hoàn thành vào năm 2015. Khi đó, tỷ lệ người sử dụng đường ray ở thành phố được cho là sẽ tăng lên 28% (từ khoảng 4% hiện nay), chỉ sau hai thành phố TokyoNew York. Trong khi chờ đến lúc đó, bus vẫn là phương tiện giao thông chính bên trong mỗi nửa cũng như giữa hai nửa thành phố, chuyên chở 2,2 triệu lượt hành khách mỗi ngày. Metrobus, một dạng bus nhanh, đi qua Cầu Bosphorus, có các đường nhánh dành riêng dẫn tới các bến đỗ. Cơ quan bus trên biển Istanbul (İDO) vận hành một tổ hợp những bến phà chỉ cho hành khách và các bến phà dành cho cả xe con và hành khách tới các cảng ở hai bờ Bosphorus, cho tới tận Biển Đen về phía bắc. Với các điểm dừng xung quanh Biển Marmara, İDO chính là tổ chức hệ thống bến phà đô thị lớn nhất thế giới. Điểm đỗ chính của tàu bè loại này của thành phố là Cảng Istanbul ở Karaköy, với công suất 1 vạn người mỗi giờ Trong khi hầu hết du khách đến Istanbul bằng đường hàng không, vẫn có khoảng nửa triệu lượt du khách nước ngoài tới thành phố bằng đường biển mỗi năm.

Xem

[sửa]

Làm

[sửa]

Học

[sửa]

Công việc

[sửa]

Mua

[sửa]

Ăn

[sửa]

Uống

[sửa]

Ngủ

[sửa]

An toàn

[sửa]

Ý tế

[sửa]

Liên lạc

[sửa]

Điểm tiếp theo

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!