iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: https://vi.wikipedia.org/wiki/T-15_Barbaris
T-15 Barbaris – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

T-15 Barbaris

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
T-15 Barbaris
Xe chiến đấu bộ binh T-15 duyệt binh tại Moskva năm 2015
LoạiXe chiến đấu bộ binh hạng nặng (HIFV)
Nơi chế tạoLiên bang Nga
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởiLục quân Nga
Thông số
Khối lượng48 tấn[1]

Phương tiện bọc thépgiáp hỗn hợp thép gốm
1,200–1,400 mm vs HEAT[2]
Vũ khí
chính
Module Bumerang-BM với pháo tự động 30 mm 2A42, tên lửa chống tăng 9M133 Kornet-EM, súng máy đa chức năng PKT 7.62 mm[3][4] với 500 viên đạn (AP/HE)[5] hoặc tháp pháo điều khiển từ xa DUBM-57 Kinzhal với pháo tự động 57mm BM-57 và tên lửa chống tăng Ataka-T[6] hoặc tháp pháo điều khiển từ xa AU-220M Baikal trang bị pháo tự động BM-57, cùng với súng máy đồng trục PKMT, và tên lửa chống tăng 9M120-1 Ataka[7]
Động cơđộng cơ diesel đa nhiên liệu
1.500 hp
Trọng tải9 lính bộ binh (+3 kíp lái)
Hệ truyền độngtự động
Tầm hoạt động550 km (340 mi)
Tốc độ65–70 km/h (40–43 mph) (trên đường trường)

T-15 Barbaris (tiếng Nga: Т-15 Барбарис, Định danh GBTU: Объект 149) là một loại xe chiến đấu bộ binh do Nga phát triển và sản xuất, nó lần đầu tiên được nhìn thấy vào năm 2015 trong đợt tập dượt cho cuộc duyệt binh Ngày Chiến Thắng ở thủ đô Moscow. T-15 dự kiến sẽ thay thế các dòng xe bọc thép BMP-2MT-LB của Lục quân Nga.[8]

Bối cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Xe chiến đấu bộ binh lần đầu tiên ra đời vào những năm 1960s trong thời gian Chiến tranh lạnh, khi cuộc đối đầu giữa NATOKhối Warsaw dự kiến sẽ được quyết định bởi xe tăng, vì thế lính bộ binh được vận chuyển bằng xe thiết giáp phải có vũ khí để chống lại xe tăng đối phương, và có đủ giáp trụ có khả năng chống lại đạn súng máy và đạn pháo. Liên Xô khi ấy đã phát triển xe chiến đấu bộ binh BMP-1/BMP-2 trong khi Mỹ phát triển xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Trong khi xe chiến đấu bộ binh được trang bị hoả lực mạnh hơn, nhưng với việc các loại tên lửa chống tăng và tên lửa có điều khiển trang bị cho bộ binh rất phổ biến khiến cho xe IFV không đủ khả năng bảo vệ. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, các cuộc chiến chủ yếu diễn ra ở khu vực đô thị, ví dụ như quân Nga trong trận chiến đô thị tại Grozny (1994-1995). Trong khi các tổn thất nặng nề có thể chấp nhận khi diễn ra giữa các quốc gia có tiềm lực quân sự tương đương nhau, nhưng việc bị phục kích bởi các tổ đội chống tăng phiến quân du kích đã gây ra nhiều tổn thất cho các xe IFV và kíp lái. Để bảo vệ tốt hơn cho các xe chở bộ binh, một số quốc gia đã sử dụng thân xe tăng chiến đấu chủ lực, loại bỏ tháp pháo để trở thành xe chở bộ binh, như Israel với xe chở bộ binh Namer.[2]

Xe chở bộ binh chiến đấu T-15 của Nga được dựa trên thân xe tăng T-14 Armata, với động cơ xe được bố trí lại lên phía đầu xe để tạo ra không gian chở bộ binh ở phía sau. Việc điều chỉnh vị trí động cơ ra phía trước cũng giúp tăng khả năng bảo vệ phía đầu xe. T-15 có khả năng chở từ 7 đến 9 lính bộ binh. Với trọng lượng 48 tấn, xe chiến đấu bộ binh T-15 có trọng lượng lớn hơn một chút so với xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. T-15 được trang bị lưới thép bảo vệ cùng với nhiều camera và cảm biến xung quanh.[2]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
Xe chở quân Т-15 với module АU-220М được trang bị pháo tự động BM-57 cỡ nòng 57mm.

Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata được trang bị:

Khả năng cơ động

[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như T-14, xe chiến đấu bộ binh T-15 được phát triển dựa trên cùng khung gầm Armata, nhưng không giống như T-14, động cơ của T-15 được đặt phía đầu xe.[12] Động cơ diesel đa nhiên liệu có công suất 1.500 hp, hệ thống truyền động thuỷ khí tự động. T-15 có khối lượng khoảng 48 tấn, tốc độ chạy tối đa trên đường đạt 65–70 km/h (40–43 mph), tầm hoạt động 550 km, và tỉ lệ công suất động cơ trên khối lượng là hơn 30 hp/tấn.[9]

Khả năng bảo vệ

[sửa | sửa mã nguồn]

T-15 được bảo vệ bằng giáp phản ứng nổ[4]hệ thống bảo vệ chủ động Afganit (Nga: Афганит). Trong khi ở T-14 ống phóng đạn đánh chặn của hệ thống Afganit ở gốc của tháp pháo, thì đối với T-15, các ống phóng đạn đánh chặn được đặt ở trên thân xe.[12] Hệ thống bảo vệ chủ động Afganit sử dụng bốn ống phóng đạn đánh chặn "mềm" để bắn đạn khói giúp bảo vệ xe khỏi các loại vũ khí sử dụng hệ thống ngắm quang học hoặc hồng ngoại, và năm ống phóng đạn đánh chặn "cứng" ở đỉnh thân xe, so với 10 ống phóng đạn đánh chặn "cứng" trên tháp pháo xe tăng chủ lực T-14, các ống phóng đạn đánh chặn đều được kích hoạt tự động khi đối mặt với mối đe doạ.[2]

Xe chiến đấu bộ binh T-15 sở hữu lớp giáp có khả năng bảo vệ chưa từng có, bao gồm lớp giáp thép-gốm và các tấm giáp ở phía sau. Giáp phản ứng nổ thế hệ mới Malakhit (Malachite) được cho là có khả năng chống lại các loại ATGM như FGM-148 Javelin, Missile Moyenne Portée (MMP), đạn pháo 120 mm như DM53/DM63 của Đức, và đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi M829A3 (APFSDS). Ngoài ra, các nhà phát triển xe T-15 còn sơn lớp sơn phủ đặc biệt giúp xe giảm bộc lộ hồng ngoại.

Sàn xe được gia cố thêm giáp nhằm tăng khả năng chống lại các loại mìn và improvised explosive devices (IEDs). Xe cũng được trang bị hệ thống làm nhiễu radar để kích nổ sớm các loại mìn chống tăng điều khiển qua radio và hệ thống bảo vệ NBC.[9]

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ T-15 Armata HIFV to increase combat capabilities of Russian Land Forces Lưu trữ 2016-08-13 tại Wayback Machine – Armyrecognition.com, ngày 10 tháng 8 năm 2016
  2. ^ a b c d Russia's T-15 Armata: Moscow's Fighting Vehicle of the Future? Lưu trữ 2016-09-23 tại Wayback Machine – Nationalinterest.org, ngày 18 tháng 9 năm 2016
  3. ^ a b de Larrinaga, Nicholas (ngày 22 tháng 4 năm 2015). “New Russian heavy armour breaks cover”. IHS Jane's Defence Weekly. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ a b “T-15 (Object 149) heavy infantry combat vehicle”. globalsecurity.org. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ “New Russian Armor; First analysis: Armata”. defense-update.com. ngày 9 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ “Russian Bumerang IFV may be equipped with the Kinzhal module | October 2018 Global Defense Security army news industry | Defense Security global news industry army 2018 | Archive News year”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ “Cloud from shrapnel: how controlled ammunition will strengthen the power of Russian armored vehicles - International News”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ “New Russian Armor – First analysis: Armata”.
  9. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ArmyRecognition10Aug16
  10. ^ “Tłumacz Google”.
  11. ^ “Russia: Armata deliveries and orders announced – EDR Magazine”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2018.
  12. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên DefenseUpdate20150509