Marii Hasegawa
Marii Hasegawa | |
---|---|
Sinh | 1918 Hiroshima, Nhật Bản |
Quốc tịch | Nhật Bản |
Nổi tiếng vì | nhà hoạt động hòa bình, chủ tịch quốc gia của Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế vì Hòa bình và Tự do |
Kế nhiệm | Naomi Marcus |
Tôn giáo | Phật giáo |
Marii Hasegawa (1918–2012) là nhà hoạt động hòa bình, nổi tiếng vì đã làm việc với Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế vì Hòa bình và Tự do (Women's International League for Peace and Freedom) trong 50 năm, trong đó có thời gian làm chủ tịch quốc gia tổ chức này trong thời chiến tranh Việt Nam.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hasegawa sinh tại Hiroshima, Nhật Bản. Gia đình bà di chuyển sang Hoa Kỳ năm 1919, sau khi người cha của bà – một tu sĩ Phật giáo được bổ nhiệm phục vụ các Phật tử ở California. Bà theo học trường Đại học California tại Berkeley.[1]
Năm 1942, Hasegawa và gia đình bà là những người bị chính phủ Mỹ giam giữ trong Trại dành cho những người gốc Nhật ở Mỹ trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ bị giam ở đây trong 3 năm, tới năm 1945 thì được thả và Hasegawa chuyển tới cư ngụ ở Philadelphia.
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Tại đây, Hasegawa bắt đầu làm việc với Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế vì Hòa bình và Tự do, một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm tìm kiếm hòa bình, vốn quyết liệt chống đối việc giam giữ các người Mỹ gốc Nhật, và đã giúp các người này tái định cư và thích nghi với cuộc sống. Bà đã giữ nhiều vai trò khác nhau ở Liên đoàn này trong 50 năm, như trưởng ủy ban mở rộng hội viên từ năm 1960 tới 1965, cố vấn cho các ủy ban từ năm 1965 tới 1968, và chủ tịch quốc gia từ năm 1971 tới 1975.[2] Dưới nhiệm kỳ chủ tịch của bà trong trời chiến tranh Việt Nam, Hasegawa đã tổ chức các cuộc phản đối chiến tranh và dẫn đầu một phái đoàn hòa bình tới thăm miền Bắc Việt Nam.[1][3][4] Trước khi qua đời bà sống ở South Hadley, Massachusetts, và vẫn hoạt động trong các vấn đề công lý xã hội.[4]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Năm 1996 Hawegawa đã được trao Giải Niwano Hòa bình
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Gilhool, Gillian (ngày 22 tháng 3 năm 2004). “Generations of courage: Japan and the legacy of World War II. (Niwano Peace Foundation)”. Women's International League for Peace and Freedom. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Women's International League for Peace and Freedom Collect, PART III: U.S. SECTION, Series A, 4, 1960-1999 -- Part 1: Committees”. Swarthmore College. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
- ^ “Past Presidents Recommend Selling WILPF Building in Philadelphia”. Women's International League for Peace and Freedom. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.
- ^ a b Brinson, Betsy. “History and Archives: The Vietnam Summer Project”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2009.