iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kiếm_Ngư
Kiếm Ngư – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Kiếm Ngư

Tọa độ: Sky map 05h 00m 00s, −65° 00′ 00″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kiếm Ngư
Dorado
Chòm sao
Dorado
Viết tắtDor
Sở hữu cáchDoradus
Xích kinh5 h
Xích vĩ-60°
Diện tích179 độ vuông (72)
Mưa sao băngKhông
Giáp với
các chòm sao
Nhìn thấy ở vĩ độ giữa +20° và −90°.
Nhìn thấy rõ nhất lúc 21:00 (9 giờ tối) vào tháng 2.

Chòm sao Kiếm Ngư, (chữ Hán: 劍魚, nghĩa: cá kiếm, tiếng La tinh: Doradus; tiếng Tây Ban Nha; Dorado) là một trong 88 chòm sao hiện đại, mang hình ảnh Cá Kiếm, Cá Vàng.

Chòm sao này có diện tích 179 độ vuông, nằm trên thiên cầu nam, chiếm vị trí thứ 72 trong danh sách các chòm sao theo diện tích.

Chòm sao Kiếm Ngư nằm kề các chòm sao Điêu Cụ, Thời Chung, Võng Cổ, Thủy Xà, Sơn Án, Phi Ngư, Hội Giá.

Chòm sao chứa phần lớn Đám mây Magellan Lớn, phần còn lại nằm trong chòm sao Mensa. Cực Nam Hoàng đạo cũng nằm trong chòm sao này.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Dorado là một trong mười hai chòm sao được đặt tên bởi Petrus Plancius từ các quan sát của Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick de Houtman.[1] Nó xuất hiện trên một thiên cầu có đường kính 35 cm (14 in) được xuất bản năm 1597 (hoặc 1598) tại Amsterdam bởi Plancius cùng với Jodocus Hondius.

Mô tả đầu tiên trong một bản đồ thiên thể, trong Uranometria của Johann Bayer năm 1603.

Trong ấn bản của Johannes Kepler về danh sách các ngôi sao của Tycho Brahe trong Bảng Rudolphine năm 1627; đây là lần đầu tiên nó được đặt tên thay thế là Xiphias, cá kiếm. Cái tên Dorado cuối cùng đã trở nên thống trị và được IAU thông qua.

Vào đầu năm 2020, TOI 700 d, ngoại hành tinh có kích thước bằng Trái đất đầu tiên được phát hiện ở Dorado bởi các nhà thiên văn học của Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh.

Thiên thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thiên thể đáng quan tâm

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ridpath, Ian; Tirion, Wil (2017). Stars and Planets Guide. Collins, London. ISBN 978-0-691-17788-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]