iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: http://vi.wikipedia.org/wiki/PPS
PPS – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

PPS

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
PPS-43
Súng tiểu liên PPS-43 của Liên Xô, sử dụng loại đạn 7.62x25mm Tokarev.
LoạiSúng tiểu liên
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1942 – nay
Sử dụng bởi Liên Xô
 Nga
 Belarus
 Trung Quốc
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam: Được viện trợ cho trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
 Việt Nam
 Lào
 Israel
 Kazakhstan
 Bulgaria
 România
 Đông Đức
 Hungary
 Tiệp Khắc
 Albania
 Ba Lan
 Ấn Độ
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
 Angola
 Iran
 São Tomé và Príncipe
 Estonia
 Phần Lan
 Đế quốc Nhật Bản: Đạo quân Quan Đông của Đế quốc Nhật Bản tịch thu và sử dụng cho riêng mình
 Trung Hoa Dân Quốc
 Hàn Quốc: Tịch thu từ phía Triều Tiên lẫn phía Trung Quốc
 Cuba
TrậnChiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam - Campuchia
Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)
Chiến tranh Afghanistan (2001-nay)
Nội chiến Lào
Cách mạng Cuba
Chiến tranh Mùa Đông
Chiến tranh Iraq
Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan
Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan
Chiến tranh Trung-Nhật
Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai
Nội chiến Trung Quốc
Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai
Nội chiến Yemen
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Mặt trận Phần Lan (Chiến tranh Xô-Đức)
Nội chiến Campuchia
Cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022
Lược sử chế tạo
Người thiết kếA. I. Sudayev
Năm thiết kế1942
Giai đoạn sản xuất19421968  Liên Xô
Số lượng chế tạoKhoảng 2 triệu khẩu (chỉ tính Liên Xô)
Các biến thểPPS-42, PPS-43, PPD-40, M/44, PPS wz. 1943/1952, Kiểu 54, K50M.
Thông số
Khối lượng
  • PPS-42: 2,95 kg
  • PPS-43: 3,04 kg
  • Chiều dài
    PPS-42: 907 mm báng mở / 641 mm báng gấp
    PPS-43: 820 mm báng mở / 615 mm báng gấp
    Độ dài nòngPPS-42: 273 mm
    PPS-43: 243 mm

    Đạn7.62×25mm Tokarev
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng phản lực bắn, khóa nòng mở
    Tốc độ bắn600 - 900 phát/phút
    Sơ tốc đầu nòngKhoảng 500 m/giây
    Tầm bắn hiệu quả200 mét
    Chế độ nạpHộp tiếp đạn cong 35 viên
    Ngắm bắnĐiểm ruồi

    PPS (tiếng Nga: ППС, Пистолет-пулемёт Судаева, Pistolet-pulemjot Sudaeva) là loại súng tiểu liên do Aleksey I. Sudayev phát triển sử dụng loại đạn 7.62x25mm Tokarev. Đây là loại vũ khí được chế tạo với tiêu chí rẻ, dễ chế tạo và bền để viện trợ và trang bị cho các lực lượng trong các khu vực đồng minh, các tổ lái và lực lượng vận chuyển quân nhu.

    Hai mẫu chính của loại súng này là PPS-42PPS-43 được sử dụng rất nhiều bởi Hồng quân trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai bên canh một mẫu súng tiểu liên nổi tiếng khác là PPSh-41 của nhà thiết kế Georgy S. Shpagin, sau đó cùng với các phiên bản khác loại súng này được sử dụng rộng rãi trong tất cả các nước thuộc Khối Warszawa cũng như nhiều nước châu Phichâu Á.

    Lịch sử

    [sửa | sửa mã nguồn]

    PPS được chế tạo để đáp ứng với nhu cầu của Hồng quân về một loại vũ khí gọn nhẹ, dễ chế tạo và rẻ nhưng vẫn có độ chính xác và hỏa lực tương tự như khẩu PPSh-41 đang được sử dụng rất nhiều khi đó. Trong giai đoạn thiết kế thì việc đơn giản hóa quá trình sản xuất và đơn giản hóa vật liệu sản xuất đã được nhấn mạnh. Từ đó, nhà máy có thể loại bỏ phân nửa các giai đoạn gia công, thời gian sản xuất được giảm xuống đáng kể.

    Các linh kiện của súng hầu hết được làm bằng thép cán. Việc này đã làm giảm một lượng lớn chi phí và thời gian gia công so với việc chế tạo khẩu PPSh-41. Nguyên liệu thép sử dụng để chế tạo đã giảm 50% so với PPSh-41, và cần ít công nhân hơn để sản xuất và lắp ráp các bộ phận.

    Mẫu thử nghiệm đầu được hoàn thành năm 1942 và nó đã được thông qua với cái tên PPS-42 và được chế tạo với số lượng nhỏ khoảng 45.000 khẩu, việc sản xuất hàng loạt chỉ được tiến hành khi mẫu PPS-43 với việc tối ưu hóa các công đoạn sản xuất được thông qua đầu năm 1943. Nhờ những cải tiến để tăng hiệu quả sản xuất, các nhà hoạch định Liên Xô ước tính rằng loại súng tiểu liên mới sẽ cho phép tăng sản lượng súng tiểu liên hàng tháng từ 135.000 khẩu lên 350.000 khẩu. Đến cuối chiến tranh, khoảng 2 triệu khẩu PPS đã được sản xuất.

    Thiết kế

    [sửa | sửa mã nguồn]

    PPS sử dụng cơ chế nạp đạn bằng phản lực bắn với khóa nòng mở. Nút khóa an toàn nằm trước vòng bảo vệ cò súng khi sử dụng nó sẽ khóa cố định cò súng không cho di chuyển cũng như toàn bộ bộ khóa nòng sẽ bị vô hiệu hóa. Nút kéo lên đạn nằm ở phía tay phải của súng. Hầu hết các chi tiết của súng đều được làm từ thép ép. Nòng súng với bốn rãnh xoắn được mạ chrome để tránh bị ăn mòn cũng như được tích hợp bộ phận chống giật. Khi bắn, vỏ đạn sẽ được đẩy ra phía bên trên súng.

    Trong thiết kế của mình, Sudayev đã thiết kế súng với dáng súng cải tiến và báng gấp kiểu lật để xạ thủ có thể cầm và ngắm bắn thoải mái hơn so với PPSh-41.

    PPS sử dụng loại đạn 7.62×25mm Tokarev với hộp tiếp đạn cong 35 viên. Hệ thống nhắm cơ bản của loại súng này là điểm ruồi có tầm nhắm hiệu quả từ 100m đến 200m. Nó không có bất cứ loại tay cầm phía trước nào vì hộp tiếp đạn đã được thiết kế để đảm nhận luôn vai trò này.

    Các phiên bản

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Liên Xô đã trao bản quyền chế tạo cho Ba LanCộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ba Lan đã chế tạo nhiều phiên bản khác nhau sử dụng loại đạn có vành 5.6×15mmR cũng như sử dụng báng súng gỗ cố định. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì chế tạo mẫu súng với tên Kiểu 54 (Type 54).

    Phần Lan cũng chế tạo khẩu M/44 dựa trên các khẩu súng thu được trong cuộc Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan (1941 - 1944) sử dụng loại đạn 9×19mm Parabellum. Tây Đức cũng đã thông qua việc mua các khẩu DUX-53DUX-59 do Tây Ban Nha sản xuất sao chép từ khẩu M/44. Hungary đã thử kết hợp các thiết kế của PPSh-41 và PPS nhưng không được thành công với khẩu M53.

    Tại Việt Nam, PPS-43 có tên gọi K-67 và được đưa vào sử dụng trong giai đoạn cuối của cuộc Kháng chiến chống Pháp. Hiện nay, PPS-43 đã bị loại biên hoàn toàn khỏi biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng vẫn còn có mặt trong một số kho vũ khí của lực lượng Dân quân tự vệ. Khẩu K-50MViệt Nam tự chế tạo cũng sử dụng kết hợp các thiết kế cải tiến của PPS.

    Vào năm 2010, Ba Lan đã chế tạo mẫu bán tự động của PPS để bán cho thị trường dân sự.

    Các Quốc gia sử dụng

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Liên kết ngoài

    [sửa | sửa mã nguồn]