iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nick_Kyrgios
Nick Kyrgios – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Nick Kyrgios

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nick Kyrgios
Tên đầy đủNicholas Hilmy Kyrgios
Quốc tịch Úc
Nơi cư trúCanberra, ACT, Úc
Nassau, Bahamas
Sinh27 tháng 4, 1995 (29 tuổi)
Canberra, ACT, Úc
Chiều cao1,93 m (6 ft 4 in)
Lên chuyên nghiệp2013
Tay thuậnTay phải (trái tay hai tay, đôi lúc một tay)
Tiền thưởng7.752.438 đô la Mỹ[1]
Trang chủnickkyrgios.org
Đánh đơn
Thắng/Thua150–87 (63.29% tại Grand Slam, vòng đấu chính ATP World Tour, và Davis Cup)
Số danh hiệu6
Thứ hạng cao nhất13 (24 tháng 10 năm 2016)
Thứ hạng hiện tại27 (9 tháng 9 năm 2019)[2]
Thành tích đánh đơn Gland Slam
Úc Mở rộngTK (2015)
Pháp mở rộngV3 (2015, Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2016 - Đơn nam)
WimbledonTK (2014)
Mỹ Mở rộngV3 (2014, 2016, 2018, Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2019 - Đơn nam)
Đánh đôi
Thắng/Thua36–40 (47.37% tại Grand Slam, vòng đấu chính ATP World Tour, và Davis Cup)
Số danh hiệu1
Thứ hạng cao nhất68 (19 tháng 6 năm 2017)
Thứ hạng hiện tại181 (19 tháng 8 năm 2019)
Thành tích đánh đôi Gland Slam
Úc Mở rộngV2 (2018)
Pháp Mở rộngV2 (2017)
Mỹ Mở rộngV3 (2016)
Đôi nam nữ
Thắng/Thua5–5 (50%)
Kết quả đôi nam nữ Grand Slam
Úc Mở rộngV1 (2014, 2016)
WimbledonV2 (2015)
Mỹ Mở rộngV2 (2015)
Giải đồng đội
Davis CupBK (2015, Davis Cup 2017 Nhóm Thế giới)
Hopman Cup (2016)
Cập nhật lần cuối: 28 tháng 8, 2019.

Nicholas Hilmy Kyrgios[3] (/ˈkɪriɒs/ KIRR-ee-oss; sinh ngày 27 tháng năm 1995) là một vận động viên quần vợt người Úc. Tính tới tháng 9 năm 2019, anh xếp hạng 27 đơn nam thế giới theo Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP)[4] và là tay vợt Úc xếp hạng cao nhất trên bảng xếp hạng ATP.[5] Kyrgios đã giành sáu chức vô địch ATP và lọt vào tám trận chung kết ATP, trong đó có Cincinnati Masters 2017.

Ở cấp độ thiếu niên, Kyrgios vô địch nội dung đơn nam trẻ tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2013 và đôi nam trẻ tại Giải quần vợt Wimbledon 2013. Ở cấp độ chuyên nghiệp, Kyrgios lọt vào tứ kết Giải quần vợt Wimbledon 2014 (hạ gục tay vợt số 1 thế giới Rafael Nadal và số 13 thế giới Richard Gasquet trên đường vào tứ kết) và tứ kết Giải quần vợt Úc Mở rộng 2015. Kyrgios là một trong ba người duy nhất sau Dominik HrbatyLleyton Hewitt từng thắng cả Roger Federer, Rafael Nadal và Novak Djokovic trong lần đầu đối mặt.[6]

Kyrgios nổi tiếng là một tay vợt tài năng nhưng thiếu ổn định. Anh thường gặp rắc rối bởi thái độ thi đấu của mình. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2019, Kyrgios bị phạt 113.000 đô la vì các hành vi của mình tại Cincinnati Masters 2019, mức phạt kỷ lục của ATP.[7]

Đời tư cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios sinh ở Canberra, Úc với bố là người gốc Hy Lạp, Giorgos ("George") và mẹ là người gốc Mã Lai, Norlaila ("Nill").[8][9][10] Bố anh là thợ sơn nhà cửa, còn mẹ anhh là kỹ sư máy tính.[11] Mẹ anh sinh ở Malaysia trong một gia đình hoàng gia Selangor, nhưng đã từ bỏ tước hiệu công chúa khi bà chuyển đến Úc ở tuổi đôi mươi.[8][12] Anh có hai anh chị em là anh trai Christos và chị gái Halimah.[13] Kyrgios họ tại trường Radford College cho tới năm lớp 8 và đạt chứng chỉ tốt nghiệp lớp 12 vào năm 2012 tại trường Daramalan College ở Canberra.[14] Anh theo đạo Chính thống Hy Lạp[15][16] và luôn đeo một chiếc dây chuyền có hình thánh giá.[17]

Kyrgios là một cầu thủ bóng rổ tiềm năng, tham gia đội bóng rổ Lãnh thổ Thủ đô Úc và nước Úc ở tuổi thiếu niên trước khi quyết định chỉ tập trung vào quần vợt khi anh 14 tuổi.[18] Hai năm sau, anh đã nhận được học bổng toàn phần tại Viện Thể thao Úc và tiếp tục phát triển sự nghiệp quần vợt. Vào năm 2013, Kyrgios chuyển nơi tập luyện từ Canberra sang Melbourne Park để tiếp cận với cơ sở vật chất tốt hơn cũng như được làm quen với các tay vợt trẻ khác.[19] Một năm sau Tennis ACT quyết định chi 27 triệu đô la để cải tạo Trung tâm Quần vợt Lyneham ở Canberra để mang Kyrgios về đây và tổ chức các trận đấu tại Davis CupFed Cup.[20] Kyrgios xác nhận vào tháng 1 năm 2015 rằng anh sẽ trở lại Canberra. Anh cũng tài trợ 10.000 đô la vào dự án tái phát triển Trung tâm Lyneham.[21][22]

Kyrgios là fan của đội bóng rổ Boston Celtics của NBA[23] và câu lạc bộ bóng đá Tottenham Hotspur của Anh.[24] Thần tượng thể thao của anh là cầu thủ bóng rổ Kevin Garnett.[25] Các vận động viên mà anh ngưỡng mộ khi còn nhỏ là Roger Federer, Jo-Wilfried Tsonga, LeBron JamesMichael Jordan.[13] Kyrgios cũng là cổ động viên của câu lạc bộ bóng đá kiểu Úc North Melbourne Kangaroos tại giải Australian Football League.[26]

Kyrgios từng là người yêu của tay vợt đồng hương Ajla Tomljanović. Anh và cô chia tay sau Wimbledon 2017, sau khi Kyrgios bị báo chí đăng các bức ảnh anh tiệc tùng với các cô gái khác. Họ xác nhận lại mối quan hệ này tại Úc Mở rộng 2018.[27]

Sự nghiệp trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios giành chức vô địch ITF thiếu niên đầu tiên ở Fiji vào tháng 6 năm 2010.[28] Anh bắt đầu thi đấu thường xuyên hơn trong các tour đấu trẻ vào năm 2011, và lần đầu thi đấu Grand Slam tại Úc Mở rộng 2011. Trong năm 2012 anh giành hai chức vô địch grand slam đôi và vươn lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng trẻ thế giới, mặc dù sau đó phải rút lui khỏi vòng Wildcard Playoff của nam tại Úc Mở rộng 2013 do chấn thương.[29] Trong năm 2013, anh giành vị trí số 1 trẻ thế giới sau khi đánh bại Wayne Montgomery ở chung kết Traralgon International.[30] Một tuần sau anh tham dự giải Úc Mở rộng với tư cách hạt giống số ba đơn nam trẻ và lọt vào chung kết với tay vợt Australia đồng hương Thanasi Kokkinakis. Sau khi cứu hai set point ở set đầu tiên, Kyrgios giành chức vô địch grand slam trẻ đầu tiên và duy nhất của anh trong sự nghiệp.[31]

Sự nghiệp chuyên nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

2012-2013: Đầu sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận đấu thuộc vòng loại thứ nhất của Giải quần vợt Úc Mở rộng 2012, Kyrgios thắng set một sau loạt tie-break. Tuy nhiên đối thủ của anh là Mathieu Rodrigues thắng set hai và set ba. Kyrgios sau đó tiếp tục tham dự ITF Men's Circuit 2012 trong phần còn lại của mùa giải tại Úc, Đức, Nhật Bản và Slovenia. Anh lọt vào một trận bán kết và một trận tứ kết tại các giải đấu ở Úc. Anh kết thúc năm với thứ hạng 838.

Kyrgios tại Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2013

Kyrgios thi đấu giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên của năm 2013 tại Brisbane International 2013 và thua ở vòng loại 1 trước James Duckworth. Anh tiếp tục thua ở vòng loại 1 của Giải quần vợt Úc Mở rộng 2013 trước Bradley Klahn trong hai set. Sau khi vô địch nội dung đơn nam trẻ, Kyrgios nói rằng anh muốn lọt vào top 300 trong năm 2013.[32]

Tại Nature's Way Sydney Tennis International 2013, anh đánh bại đồng hương Matt Reid trong trận chung kết và lên ngôi vô địch challenger đầu tiên ở tuổi 17.[33]

Kyrgios được trao suất wildcard tại vòng loại Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2013. Tuy nhiên vào ngày 20 tháng 5 tay vợt John Millman buộc phải rút lui khỏi vòng đấu chính do chấn thương, và Kyrgios là người thay thế. Đây là main draw grand slam đầu tiên trong sự nghiệp của anh.[34] Ở vòng một Kyrgios có chiến thắng không tưởng trong ba set trước tay vợt hạng 8 thế giới Radek Štěpánek. Đây là chiến thắng đầu tiên tại cấp độ ATP của Kyrgios.[35] Mặc dù để thua Marin Čilić ở vòng tiếp theo nhưng thứ hạng của anh tăng lên là 213. Sau đó Kyrgios giành quyền tham dự Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2013. Anh bị David Ferrer loại ở loạt trận mở màn. Anh tiếp tục đạt thứ hạng 186 vào ngày 9 tháng 9 năm 2013.[36] Vào tháng 10, Kyrgios tiến vào bán kết Sacramento Challenger 2013 nhưng thua trước Tim Smyczek. Anh kết thúc năm ở hạng 182.

2014: Tứ kết Wimbledon, chiến thắng trước số 1 thế giới

[sửa | sửa mã nguồn]
Kyrgios tại Giải quần vợt Wimbledon 2014

Kyrgios khởi đầu mùa giải 2014 với lần đầu tham dự Brisbane International thông qua suất đặc cách.[37] Tuy vậy anh buộc phải rút lui khỏi giải vì chấn thương vai.[38] Vào ngày 8 tháng 1, Kyrgios tiếp tục nhận suất đặc cách tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2014[39] và thắng ở trận ra quân trước Benjamin Becker sau bốn set.[40] Anh để thua ở vòng hai trước hạt giống số 27 Benoît Paire sau 5 sets dù thắng hai set đầu tiên.[41]

Kyrgios nhận vé wildcard tham dự U.S. National Indoor Tennis Championships 2014 nhưng thua ở vòng 1 trước Tim Smyczek.[42] Kyrgios phải rút lui khỏi các giải ở Delray BeachAcapulco do chấn thương khuỷu tay.[43]

Kyrgios trở lại thi đấu tại Sarasota Open 2014 và lọt vào chung kết sau khi lần lượt đánh bại Jarmere Jenkins, Rubén Ramírez Hidalgo, Donald Young và lội ngược dòng trước Daniel Kosakowski. Anh vượt Filip Krajinović sau hai set và giành danh hiệu challenger thứ hai trong sự nghiệp.[44] Kyrgios lọt tiếp vào chung kết Savannah Challenger 2014 và đánh bại hạt giống số hai Jack Sock. Kyrgios nhận vé đặc cách tham dự Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2014 nhưng thua ở vòng một trước hạt giống số 8 Milos Raonic. Kyrgios giành danh hiệu challenger thứ tư trong sự nghiệp và thứ ba trong năm 2014 tại Aegon Nottingham Challenge 2014 khi chiến thắng người đồng hương Sam Groth trong các loạt tiebreak.

Vào tháng 6 Kyrgios giành vé wildcard tham dự Giải quần vợt Wimbledon 2014. Sau khi hạ gục Stéphane Robert sau 4 set ở vòng một, anh giành chiến thắng trước hạt giống số 13 Richard Gasquet sau màn rượt đuổi tỉ số trong 5 set. Kyrgios trước đó bị thua 2 set đầu và phải cứu tới 9 match point. Ở vòng ba, Kyrgios vượt qua Jiří Veselý của Cộng hòa Séc sau bốn set. Ở vòng đấu tiếp theo Kyrgios có chiến thắng lớn nhất trong sự nghiệp ở thời điểm đó trước đương kim số 1 thế giới Rafael Nadal sau bốn set. Anh là tay vợt nam đầu tiên kể từ Florian Mayer năm 2004 lọt vào tứ kết ngay trong lần ra mắt Wimbledon. Kyrgios dừng bước ở vòng tiếp theo trước Milos Raonic sau bốn set. Với thành tích này Kyrgios nhảy lên top 100 trên bảng xếp hạng ATP.[45]

Tại Rogers Cup, Kyrgios có chiến thắng đầu tiên tại một giải Masters ATP trước Santiago Giraldo sau hai set.[46] Kyrgios thua ở vòng hai trước hạt giống số 8 Andy Murray.[47] Tại Mỹ Mở rộng, Kyrgios vào tới vòng ba sau các chiến thắng trước Mikhail Youzhny (hạt giống số 21) và Andreas Seppi, trước khi thua Tommy Robredo.

Kyrgios sau đó tham dự Malaysian Open nhưng bị loại ở vòng một. Anh quyết định nghỉ ngơi trong phần còn lại của mùa giải, kết thúc năm 2014 ở vị trí 52 thế giới và số 2 nước Úc sau Lleyton Hewitt.

2015: Tứ kết Grand Slam thứ hai, chung kết đầu tiên, top 30

[sửa | sửa mã nguồn]
Kyrgios năm 2015

Kyrgios bắt đầu mùa giải tại giải Sydney International với thất bại ở trận mở màn trước Jerzy Janowicz sau ba set. Anh lần đầu tiên có vé vào thẳng Úc Mở rộng nhờ thứ hạng ATP. Anh đánh bại Federico Delbonis sau 5 set, thắng tiếp hạt giống số 23 Ivo Karlović ở vòng 2 và hạ gục Malek Jaziri ở vòng ba. Đối thủ tiếp theo ở vòng 4 là Andreas Seppi, người vừa mới vựot qua Roger Federer. Kyrgios để thua 2 set đầu và đối mặt với match point ở set 4 nhưng quay trở lại thành công để thắng sau 5 set. Anh trở thành tay vợt tuổi teen đầu tiên sau Federer vào năm 2001 lọt vào hai trận tứ kết Grand Slam liên tiếp,[48] và tay vợt nam người Úc đầu tiên lọt vào tứ kết kể từ Lleyton Hewitt năm 2005, cũng như là người Úc đầu tiên kể từ Jelena DokicÚc Mở rộng 2009.[49] Kyrgios sau đó thua Andy Murray sau ba set ở tứ kết. Sau giải này anh đạt thứ hạng cao nhất sự nghiệp, thứ 35 thế giới.[50] Anh sau đó rút lui khỏi các giải đấu ở MarseilleDubai do chấn thương lưng ở giải Úc Mở rộng.[51] Tại Indian Wells, anh có cơ hội giành match point trước Grigor Dimitrov nhưng gặp vấn đề với mắt cá chân và để thua ngay sau đó.

Anh trở lại sau chấn thương tại Barcelona Open. Sau khi được miễn vòng 1, anh để thua trước Elias Ymer sauba set. Tại Estoril Open, Kyrgios lần đầu tiên trong sự nghiệp lọt vào chung kết một giải ATP, sau các chiến thắng trước Albert Ramos Viñolas, Filip Krajinović, Robin HaasePablo Carreño Busta. Anh thua Richard Gasquet trong trận chung kết.

Một tuần sau đó tại vòng hai Madrid Open, Kyrgios đánh bại tay vợt số hai thế giới Roger Federer, cứu hai match point ở loạt tie-break trong set cuối.[52] Tuy nhiên anh để thua John Isner ở vòng tiếp theo.[53]

Tại Pháp Mở rộng, Kyrgios được xếp hạng hạt giống thứ 29. Anh thắng trong ba set trước Denis Istomin của Uzbekistan.[54] Kyle Edmund, đối thủ của Kyrgios ở vòng 2, bỏ cuộc vì chấn thương.[55] Anh bị loại ở vòng ba trước Andy Murray.[56] Tại nôi dung đôi nam, Kyrgios và đồng đội Mahesh Bhupathi thua ở vòng một trước cặp Thanasi KokkinakisLucas Pouille.[57]

Với tư cách hạt giống số 26 tại Wimbledon 2015, Kyrgios lần lượt vượt qua Diego SchwartzmanJuan Mónaco ở vòng 1 và 2.[58][59] Anh lội ngược dòng ở vòng ba trước hạt giống số 7 Milos Raonic trước khi bị loại bởi Richard Gasquet ở vòng bốn, sau khi lãng phí nhiều set point ở set thứ 4. Tại giải này Kyrgios gây tranh cãi bởi hành vi của mình. Trong trận đấu ở vòng ba với Schwartzman, Kyrgios có ý định bỏ thi đấu sau một tình huống bóng không rõ đã chạm vạch hay chưa. Ở trận đấu sau, anh bị trọng tài biên nghe thấy việc sử dụng ngôn từ tục tĩu ("dirty scum", đồ cặn bã bẩn thỉu); Kyrgios nói rằng anh không nhắm tới trọng tài chính. Trong trận đấu tại vòng ba với Raonic, Kyrgios đập vợt khiến vợt nảy lên khán đài sau một tình huống bỏ lỡ break point.[60] Anh bị bật khỏi top 40 sau giải đấu này.[61]

2016: Vô địch Hopman Cup, top 15 và lần đầu giành danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios bắt đầu năm 2016 tại Hopman Cup cùng Daria Gavrilova để lập thành đội Úc Xanh. Ở vòng bảng, Úc Xanh thắng Đức 3–0, trong đó Kyrgios giành chiến thắng ở trận đánh đơn trước Alexander Zverev, và cùng Gavrilova giành chiến thắng ở trận đánh đôi. Ở trận gặp Anh Quốc, Kyrgios có chiến thắng trước tay vợt số 2 thế giới Andy Murray và tiếp tục cùng Gavrilova thắng ở trận đánh đôi, qua đó giành thắng lợi 2–1 trước đội Anh. Anh sau đó vô địch Hopman Cup cùng Gavrilova, sau khi thắng đội Ukraina trong trận chung kết. Đây là danh hiệu chuyên nghiệp đầu tiên của Kyrgios ở cấp độ thế giới.

Tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2016 anh thắng Pablo Carreño BustaPablo Cuevas trước khi bị Tomáš Berdych loại sau 4 set. Kyrgios giành chức vô địch ATP đầu tiên tại giải Open 13Marseille sau khi đánh bại Richard Gasquet ở tứ kết, Tomáš Berdych ở bán kết và Marin Čilić ở chung kết, tất cả đều chỉ trong 2 set. Kyrgios kết thúc giải đấu mà không để mất một break nào.

Tại Dubai Tennis Championships Kyrgios lọt vào bán kết nhưng bỏ cuộc trước Stan Wawrinka khi đang bị dẫn trước (4–6, 0–3). Tại Indian Wells 2016, anh thua ở vòng 1 trước Albert Ramos Viñolas (6–7, 5–7).

Kyrgios tại Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2016

Tại Miami Open 2016 Kyrgios lọt vào trận bán kết ATP World Tour Masters 1000 đầu tiên sau các trận thắng trước Marcos Baghdatis, Tim Smyczek, Andrey KuznetsovMilos Raonic. Anh thua ở bán kết trước Nishikori Kei. Sau giải đấu này, Kyrgios lọt vào top 20 lần đầu trong sự nghiệp. Kyrgios thi đấu tại giải đấu lớn thứ hai trong năm là Pháp Mở rộng với tư cách hạt giống số 14. Anh đánh bại Marco CecchinatoIgor Sijsling để lọt vào vòng ba, trước khi để thua trước Richard Gasquet.

Kyrgios tham dự giải đấu lớn thứ ba trong năm là Wimbledon với tư cách hạt giống số 15. Anh lọt vào vòng sau khi vượt qua Radek Štěpánek, Dustin BrownFeliciano López. Ở vòng 4 Kyrgios thua trước hạt giống số 2 Andy Murray, người sau đó lên ngôi vô địch Wimbledon. Tại Atlanta anh lọt vào chung kết sau các chiến thắng trước Jared Donaldson, Fernando VerdascoYoshihito Nishioka. Kyrgios thắng John Isner ở chung kết để giành chức vô địch ATP đầu tiên trong sự nghiệp. Kyrgios vươn lên vị trí thứ 16 thế giới, cao nhất trong sự nghiệp, sau giải đấu này.

Kyrgios vào tới vòng ba Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2016 gặp Illya Marchenko, tuy nhiên anh buộc phải bỏ cuộc vì chấn thương hông. Anh trở lại với chiến thắng cùng đội tuyển Úc tại playoff Davis Cup Nhóm Thế giới. Vào tháng 10, sau trận thua trước Kevin Anderson tại Chengdu Open 2016, Kyrgios có chức vô địch ATP World Tour 500 đầu tiên ở Tokyo tại Rakuten Japan Open Tennis Championships khi đánh bại David Goffin sau ba set.

2017: Chung kết Masters đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2017, Kyrgios được xếp hạng hạt giống thứ 14. Anh vượt qua Gastão Elias trước khi bị Andreas Seppi loại ở vòng 2 dù thắng 2 set đầu. Tại Mexican Open, Kyrgios thắng Novak Djokovic ở tứ kết. Djokovic chỉ giành 20,5% số điểm khi phải trả giao bóng, thành tích thấp nhất trong sự nghiệp của Djokovic. Kyrgios sau đó thua Sam Querrey ở bán kết. Kyrgios một lần nữa thắng Djokovic ở vòng 4 Indian Wells Masters. Sau đó anh rút lui khỏi trận đấu tứ kết với Roger Federer vì không đủ sức khỏe. Tại Miami, anh vượt qua David GoffinAlexander Zverev trước khi thua ở bán kết trong ba set trước Federer.

Tại Madrid, anh để thua ở vòng ba trước Rafael Nadal. Tại Roland Garros, Kyrgios thua Kevin Anderson dù thắng set đầu tiên. Sauddos anh rút lui khỏi các giải Queen's Club, Wimbledon và Washington do chấn thương. Sau chuỗi đi xuống về phong độ, Kyrgios vào tới vòng 3 Montreal Masters và thua Alexander Zverev sau hai set. Tại Cincinnati Masters, Kyrgios lọt vào tới tứ kết, nơi anh hạ Rafael Nadal sau hai set. Anh tiếp tục thắng David Ferrer và lọt vào trận chung kết Masters 1000 đầu tiên, tuy nhiên để thua tại đây trước Grigor Dimitrov. Tại China Open, anh để thua Nadal trong trận chung kết với các tỉ số 2–6, 1–6.

2018: Chức vô địch trên sân nhà, rút lui khỏi mùa giải đất nện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Brisbane International 2018, Kyrgios được vào thẳng vòng 2 với tư cách hạt giống số 3. Kyrgios thua ở set đầu vòng 1 trước Matthew Ebden sau loạt tie-break, tuy nhiên anh kịp tìm lại phong độ và thắng ở hai set còn lại. Anh vào tới chung kết và đánh bại Ryan Harrison. Chiến thắng của Kyrgios giúp anh trở lại top 20 thế giới.

Tại vòng 3 Úc Mở rộng, Kyrgios đánh bại Jo-Wilfried Tsonga sau bốn set. Anh bị loại ở vòng tiếp theo trước Grigor Dimitrov sau bốn set, trong đó cả ba set thắng của Dimitrov đều cần tới loạt tie-break để phân định.[62] Kyrgios có tới 36 điểm ace trong trận đấu này.[63]

Sau Úc Mở rộng, Kyrgios để thua Alexander Zverev tại Davis Cup, một phần do anh phải thi đấu với khuỷu tay bị thương. Anh buộc phải hủy bỏ kế hoạch tham dự Delray Beach Open và Indian Wells Masters. Anh tiếp tục mùa giải tại Miami Open, nơi anh vượt qua Dusan Lajovic và Fabio Fognini trước khi thua Alexander Zverev.[64] Kyrgios trải qua một mùa giải đất nện mờ nhạt và không thi đấu tại Pháp Mở rộng vì lý do chấn thương khuỷu tay.[65]

Kyrgios và người đánh cặp Jackson Withrow bị loại ở vòng một nội dung đôi bởi Sriram Balaji và Vishnu Vardhan. Tại Stuttgart Open, anh lọt vào bán kết và để thua 7–6(7–2), 2–6, 6–7(5–7) trước Roger Federer.[66] Sau Stuttgart, Kyrgios tham dự Queen's Club Championships. Anh giành chiến thắng trước Andy Murray với các tỉ số 2–6, 7–6(7–4), 7–5. Đáng chú ý là, đây là trận đấu đánh dấu sự trở lại của Murray kể từ Wimbledon 2017; đây cũng là trận thắng đầu tiên của Kyrgios trước Murray sau 5 trận thua trước đó. Anh dừng bước ở bán kết Marin Čilić sau hai loạt tiebreak, (6–7(3–7), 6–7(4–7)). Tại Wimbledon, Kyrgios thắng Denis Istomin và Robin Haase nhưng thua Kei Nishikori sau ba set ở vòng ba.

Ở vòng hai Mỹ Mở rộng, Kyrgios dường như đã nhận được sự tư vấn từ trọng tài Mohammed Lahyani để giúp anh lội ngược dòng trước Pierre-Hughes Herbert với tỉ số 4–6, 7–6(8–6), 6–3, 6–0. Hành trình tại US Open của anh kết thúc ở vòng hai sau khi thúc thủ trước Roger Federer.

Tại Laver Cup, Kyrgios một lần nữa để thua trước Roger Federer. Tuy vậy anh cùng với Jack Sock giành chiến thắng trước Grigor Dimitrov và David Goffin ở một trận đánh đôi. Tại Thượng Hải Masters, anh bị trọng tài chính cảnh cáo vì thái độ thi đấu không hết mình trong trận thua trước tay vợt hạng 104 Bradley Klahn (6–4, 4–6, 3–6). Giải đấu ATP cuối cùng trong năm của anh là Kremlin Cup. Anh đánh bại Andrey Rublev trong ba set trước khi bỏ cuộc trong trận gặp Mirza Bašić do chấn thương.

2019: Hai danh hiệu ATP 500, bị loại tại Roma, tẩy chay mùa giải đất nện, lệnh cấm 16 tuần

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios bắt đầu năm 2019 tại Brisbane International với chiến thắng trước Ryan Harrison vòng 1. Anh thua ở vòng tiếp theo trước Jérémy Chardy. Phong độ không tốt tiếp tục khiến Kyrgios thất bại trước Milos Raonic ở giải Úc Mở rộng.[67]

Kyrgios giành chức vô địch ATP thứ năm tại México sau khi đánh bại ba tay vợt trong top 10 (Rafael Nadal, John IsnerAlexander Zverev) và người ba lần vô địch Grand Slam Stan Wawrinka.[68] Hành trình sau đó tại Miami Open cũng ngập tràn những tranh cãi: trong chiến thắng trước Dušan Lajović ở vòng ba, Kyrgios có hai lần phát bóng dưới eo và có một cuộc cãi vã với một khán giả; ở trận thua Borna Ćorić sau đó, anh tiếp tục đôi co với khán giả cũng như đập vợt.[69]

Tại Roma, Kyrgios đánh bại Daniil Medvedev nhưng bị xử thua ở vòng đấu tiếp theo trước Casper Ruud. Ở set ba của trận đấu, anh tỏ thái độ bực tức bằng cách ném ghế xuống sân và có lời lẽ không hay với trọng tài dây.[70] Anh cũng không nhận được điểm số và tiền thưởng, tuy nhiên may mắn không bị phạt thêm.[71] Tại Wimbledon, Kyrgios đánh bại đồng hương Jordan Thompson sau năm set nhưng thua Rafael Nadal ở vòng sau đó.

Sau sự cố tại Cincinnati Masters 2019, trong đó anh bị phạt 113.000 đô la vì năm lỗi phi thể thao, ATP tiến hành xem xét các hành vi của Kyrgios. Vào ngày 26 tháng 9, anh bị thi đấu cấm 16 tuần và phải nộp phạt 25.000 đô la, cùng với đó là sáu tháng thử thách.[72] Mặc dù Nick Kyrgios thừa nhận đã sai lầm về phát ngôn, ATP giải thích rằng họ đã tiến hành xem xét Kyrgios một lần nữa sau những bình luận của anh tại US Open.[73]

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios ra mắt tại Davis Cup cho đội tuyển Úc tại Davis Cup 2013 trước Ba Lan.[74] Anh thay thế cho Marinko Matosevic sau khi thắng tay vợt này trong một trận playoff chuẩn bị cho trận gặp Ba Lan. Anh được xếp đánh cặp với Chris Guccione trong một trận đánh đôi quan trọng. Họ để thua trước Mariusz FyrstenbergMarcin Matkowski sau năm set. Anh thắng ở trận đánh đơn sau khi Michał Przysiężny bỏ cuộc.

Vào năm 2015 Kyrgios thua ở trận đấu đơn của mình ở loạt trận tứ kết với Kazakhstan.[75] Anh gây tranh cãi với phát ngôn "Tôi không muốn có mặt ở đây".[75] Kyrgios được thay thế bằng Sam Groth ở trận đánh đơn còn lại. Anh bị loại khỏi đội hình chuẩn bị cho trận bán kết với Anh Quốc.[76] Anh trở lại Davis Cup vào tháng 9 năm 2016 trong trận playoff Nhóm Thế giới với Slovakia.

Thế vận hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios đủ tư cách dự Thế vận hội Mùa hè 2016, tuy nhiên những bất đồng với Ủy ban Olympic Úc đã buộc anh rút lui khỏi giải đấu.[77] Kyrgios sau đó bày tỏ nguyện vọng tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2020.

Lối chơi

[sửa | sửa mã nguồn]
Kyrgios tại Giải quần vợt Wimbledon 2015

Kyrgios nói rằng anh không e ngại đối thủ nào và luôn thi đấu một cách tích cực.[61] Cựu tay vợt số 1 Anh Quốc John Lloyd cảm thấy thích thú khi theo dõi Kyrgios bởi lối đánh biến hóa và tinh tế, và cho rằng tính cách của tay vợt người Úc giúp kéo khán giả tới sân.[61] Paul Annacone, cựu tay vợt top 15 và từng huấn luyện cho Roger Federer cho rằng Nick là tay vợt tài năng nhất kể từ khi Roger xuất hiện.[78]

Một trong các điểm mạnh của Kyrgios là cú giao bóng, với độ chính xác thường ở khoảng 75%. Tuy nhiên, anh cũng có một cú thuận tay mạnh mẽ cùng cú đánh trái tay ổn định và nguy hiểm. Thêm vào đó những cú cắt bóng và lên lưới hiệu quả. Mặc dù anh đánh tốt hơn trên sân cỏ và sân cứng, anh có trận chung kết ATP Tour đầu tiên trên sân đất nện tại Estoril. The Economist nhận xét Kyrgios một tay vợt có cú giao bóng lợi hại nhưng tấn công quá đơn điệu.[79] Một cú đánh đáng chú ý của anh là quả giao bóng lỏng tay dưới hông mà anh hay sử dụng, đặc biệt là trong trận đấu với Rafael Nadal ở Mexican Open vào năm 2019.[80]

Danh tiếng và tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios là một tay vơt tài năng nhưng thiếu ổn định[81][82][83] và nóng nảy.[84][85][86] Kyrgios báo chí và các tay vợt khác trong đó có John McEnroe lên án vì thi đấu không hết mình, sử dụng từ ngữ khiếm nhã, và có hành vi phi thể thao.[87] Vào năm 2019, Associated Press nhận xét Kyrgios là người khó đoán và hay vướng vào rắc rối khi thi đấu.[88] Tuy nhiên, anh cũng được biết đến với tính cách thẳng thắn[89] và cá tính mạnh mẽ của mình.[90]

Cố tình thi đấu dưới sức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Giải quần vợt Wimbledon 2015, sau nhiều tình huống trả giao bóng không thành công, Kyrgios bị cáo buộc cố tình thi đấu dưới sức ("tanking") trong set hai của trận thua trước Richard Gasquet ở vòng bốn. Kyrgios bị khán giả la ó vì liên tục tỏ ra không hết mình, tuy nhiên anh phủ nhận điều này.[91]

Stan Wawrinka

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một trận đấu tại Rogers Cup 2015, Kyrgios có những lời lẽ xúc phạm lên đối thủ của anh là Stan Wawrinka. Sau một khi một tình huốn bóng kết thúc, Kyrgios lớn tiếng nói rằng: "Kokkinakis ngủ với bạn gái của anh đấy. Rất tiếc khi phải nói điều đó". Microphone cũng thu được tiếng Kyrgios nói rằng Wawrinka "ngủ với người 18 tuổi".[92] Sau trận đấu, Wawrinka cho biết những câu nói trên là không thể chấp nhận được và mong muốn có hình phạt đối với Kyrgios.[93]

Kyrgios bị phạt 13.127 đô la và nhận thêm một án phạt 32.818 đô la cùng với cấm thi đấu 28 ngày từ phía ATP. Anh khẳng định mình đã xin lỗi Wawrinka,[94][95] mặc dù Wawrinka phủ nhận điều này.[96] Bà Nill, mẹ của Kyrgios, đã đóng tài khoản Twitter của bà vài giờ sau sự cố này bởi những lời chỉ trích nhắm vào bà. Nill Kyrgios cho biết rằng những con trai bà hành động như vậy để phản ứng lại việc Wawrinka buộc tội Nick "giả vờ bị chấn thương" trong một trận đấu trước đó giữa hai người.[97]

Sau khi xem xét lại sự cố trên, Hiệp hội quần vợt nhà nghề quyết định treo lệnh cấm 28 ngày lại và chờ trong sáu. Kyrgios sẽ bị phạt thêm 25.000 đô la nếu gây ra lỗi hành vi về lời nói hay thân thể trong thời gian sáu tháng đó.[98] Cũng tại giải này anh bị phạt 3.281 đô la vì những lời nói nhắm tới một người nhặt bóng.[95]

Thượng Hải Masters

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 10 năm 2016 Kyrgios bị phạt 32.900 đô la (trước đó bị phạt 21.659—13.127 đô la vì thiếu tinh thần thi đấu, 6.563 đô la vì lời lẽ phản cảm với khán giả, và 1.969 đô la vì hành vi phi thể thao) và bị cấm thi đấu 8 tuần vì không thi đấu đúng sức mình trước Mischa Zverev ở vòng hai Thượng Hải Masters.[99] Anh thua trận với tỉ số 6–3, 6–1 sau 48 phút,[100] và có thời điểm đã hỏi trọng tài, "ông có thể cho hết giờ luôn để tôi có thể kết thúc trận đấu và đi về nhà được không?"

Khi được hỏi trong một buổi họp báo sau đó rằng liệu Kyrgios có nghĩ anh nợ người hâm mộ một thái độ thi đấu tích cực hơn, anh trả lời: "Điều đó có nghĩa là gì chức? Tôi giỏi đánh bóng vào lưới. Chẳng làm sao cả. Tôi chẳng nợ họ điều gì cả. Nếu các bạn không thích thì tôi cũng không khiến các bạn tới xem. Cứ về thôi."[101]

Chỉ trích của John McEnroe

[sửa | sửa mã nguồn]

Cựu tay vợt người Mỹ John McEnroe nhiều lần chỉ trích cách cư xử của Kyrgios. Sau thất bại của Kyrgios trước Andy Murray tại Wimbledon 2016, McEnroe phê bình sự nóng nảy của anh: "Kyrgios phải tự nhìn lại bản thân nếu cậu ta muốn trở thành tay vợt hàng đầu và giành Grand Slam." Ông nghi ngờ cách nhìn nhận của anh đối với quần vợt sau khi Kyrgios đi xem trận đánh đôi của Lleyton Hewitt ngay sau khi kết thúc trận đấu với Murray.[87] Sau khi bị loại tại US Open 2015, Kyrgios lại tiếp tục là mục tiêu công kích của McEnroe khi ông kêu gọi Kyrgios nên giải nghệ: "Nick Kyrgios, nếu cậu không muốn làm một vận động viên chuyên nghiệp thì đi làm việc gì khác đi."[102]

Mặc dù vậy McEnroe cũng ca ngợi tài năng của Kyrgios. Vào cuối năm 2018 trên kênh Nine Network, McEnroe cho rằng Kyrgios là "tay vợt tài năng nhất trong mười năm qua". McEnroe cũng cho biết Kyrgios có lẽ sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi nếu anh ta tiếp tục thể hiện sự thiếu nghiêm túc.[103][104]

Tình yêu quần vợt

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios từng công khai thừa nhận anh "không yêu quần vợt" mà yêu thích bóng rổ hơn.[105] Anh công khai chỉ trích sự cống hiến của mình đối với quần vợt sau khi bị loại khỏi Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2017, rằng anh "không hề [có ý chí] cống hiến cho môn thể thao" và "có những tay vợt hết mình hết sức hơn, họ muốn trở nên xuất sắc hơn mỗi ngày. Tôi không phải người như vậy."[106]

Các án phạt khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyrgios từng bị phạt và cảnh cáo vì nhiều hành vi không phù hợp. Anh bị bắt ba lỗi gồm lớn tiếng sử dụng từ ngữ không phù hợp và đập vợt tại Mỹ Mở rộng 2014, bị phạt 4.926 đô la cho những lời tục tĩu và đập vợt tại Úc Mở rộng 2015, bị phạt 12.470 đô la vì hành vi phi thể thao và 2.625 đô la vì chửi thề tại Wimbledon 2015, bị phạt 4.370 đô la khi chửi thề tại Úc Mở rộng 2016 (anh còn gọi điện thoại trong khi thi đấu một trận đánh đôi nam nữ), bị phạt 6.200 đô la vì chửi thề tại Pháp Mở rộng 2016 và 8.690 đô la vì chửi thề tại Wimbledon 2016.[95]

Tại Queen's Club Championships 2018, Kyrgios bị phạt 17.500 đô la sau khi "bắt chước hành động thủ dâm bằng chai nước" trong thời gian nghỉ ngơi ở trận bán kết với Marin Čilić.[107][108][109]

Tại Internazionali BNL d'Italia 2019, Kyrgios bị truất quyền thi đấu trong trận đấu ở vòng hai với Casper Ruud sau khi chửi thề một trọng tài dây, đá một chai nước, và ném ghế vào trong sân. Kyrgios sau đó bị phạt 20.000 euro cũng như bị thu hồi tiền thưởng và điểm số, và phải đền bù thiệt hại mà anh gây ra.[110][111]

Vào tháng 6 năm 2019, Kyrgios bị phạt 17.500 đô la vì hành vi phi thể thao tại Queen's Club Championships 2019.[109]

Kyrgios bị phạt 113.000 đô la vì năm hành vi phi thể thao tại Cincinnati Masters 2019. Trong set thứ hai, Kyrgios cảm thấy rằng đồng hồ đếm đếm ngược thời gian (giữa mỗi điểm số) bắt đầu quá sớm, và bắt đầu nặng lời trách móc trọng tài Fergus Murphy, nói rằng vị trọng tài này là trọng tài "tệ nhất". Sau đó anh rời khỏi sân với lý do cần phải sử dụng nhà vệ sinh, tuy nhiên thực tế anh vào đó để đập hai cây vợt lên sàn. Vào cuối trận đấu, Kyrgios nói với Murphy rằng ông là một "thứ công cụ chết tiệt" (a fucking tool) và không bắt tay trọng tài, thể hiện một cử chỉ thô tục và có vẻ như đã nhổ nước bọt về phía ông.[112][113] The fine set an ATP record.[7]

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]
Kyrgios tại Aegon Championships 2015

Kyrgios có hợp đồng với nhiều hãng như Yonex, Nike[114]Beats. Bonds cắt đứt quan hệ với Kyrgios sau những tranh cãi của anh năm 2015.[115] Malaysia Airlines chấm dứt hợp tác với sau sự cố tại Thượng Hải 2016.[116]

Kyrgios là người đóng góp sáng lập của công ty truyền thông vận động viên, PlayersVoice, và cũng đã đầu tư tài chính vào nền tảng kỹ thuật số này.[117]

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tích các giải Grand Slam

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú giải
 CK  BK TK V# RR Q# A NH
(VĐ) Vô địch giải; vào tới (CK) chung kết, (BK) bán kết, (TK) tứ kết; (V#) các vòng 4, 3, 2, 1; thi đấu (RR) vòng bảng; vào tới vòng loại (Q#) vòng loại chính, 2, 1; (A) không tham dự giải; hoặc (NH) giải không tổ chức. SR=tỉ lệ vô địch (số chức vô địch/số giải đấu)
Để tránh nhầm lẫn hoặc tính thừa, bảng biểu cần được cập nhật khi giải đấu kết thúc hoặc vận động viên đã kết thúc quá trình thi đấu tại giải.
Giải đấu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 SR T–B % thắng
Úc Mở rộng Q1 Q1 V2 TK V3 V2 V4 V1 0 / 6 11–6 65%
Pháp Mở rộng A V2 V1 V3 V3 V2 A A 0 / 5 5–5 50%
Wimbledon A A TK V4 V4 V1 V3 V2 0 / 6 13–6 68%
Mỹ Mở rộng A V1 V V1 V3 V1 V3 V3 0 / 7 8–7 53%
Thắng–Thua 0–0 1–2 7–4 8–4 9–4 2–4 7–3 3–3 0 / 24 37–24 61%
a Kyrgios được miễn thi đấu với Kyle Edmund ở vòng hai. Giải đấu tính là 1 thắng và 1 thua cho Kyrgios

Kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kỷ lục này ở Kỷ nguyên Mở.
  • Kỷ lục in đậm nghĩa là thành tích ngang hàng.
  • Kỷ lục in nghiêng là chuỗi hiện tại.
Thời gian Kỷ lục tại mỗi giải Grand Slam Người cùng thành tích Nguồn
Giải quần vợt Wimbledon 2014 Đánh bại số 1 thế giới khi dưới 20 tuổi Mats Wilander, Boris Becker, Stefan Edberg, Michael Chang, Mark Philippoussis, Rafael Nadal [118]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nick Kyrgios | Overview | ATP Tour | Tennis”. ATP Tour.
  2. ^ “Rankings | Singles | ATP Tour | Tennis”. ATP Tour.
  3. ^ “Nick Kyrgios knocks out Rafael Nadal”. BBC. ngày 2 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ “Rankings | Singles | ATP World Tour | Tennis”. ATP World Tour (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ “Rankings | Singles | ATP World Tour | Tennis”. ATP World Tour (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019.
  6. ^ “Tennis Abstract: Dominik Hrbaty ATP Match Results, Splits, and Analysis”. www.tennisabstract.com. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ a b “Nick Kyrgios cops biggest fine in ATP history, possible suspension”. au.news.yahoo.com.
  8. ^ a b Michelle Tam (ngày 6 tháng 7 năm 2014). “Tennis pro very close to relatives in Shah Alam, says mum”. The Star.
  9. ^ Leo Schlink (ngày 1 tháng 7 năm 2014). “Rod Laver says Nick Kyrgios can put pressure on Rafael Nadal at Wimbledon tonight”. NEWS CORP AUSTRALIA. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014.
  10. ^ Adam Harvey (ngày 2 tháng 7 năm 2014). “Australian tennis hopeful Nick Kyrgios might be 'the one' but first he needs to play Rafael Nadal”. ABC. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014.
  11. ^ Jacquelin Magnay (ngày 27 tháng 6 năm 2014). “Nick Kyrgios now feels the Grand Slam pressure”. The Australian. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014.
  12. ^ Chris Dutton (ngày 19 tháng 9 năm 2014). “Nick Kyrgios and royal mum, Nill, can claim tennis crown at Malaysian Open”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2014.
  13. ^ a b “ATP Player Profile – Nick Kyrgios”. www.atpworldtour.com. Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP).
  14. ^ “NICK KYRGIOS, DARAMALAN STUDENT”. Missionaries of the Sacred Heart Australia. ngày 11 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2018.
  15. ^ Perrotta, Tom (ngày 17 tháng 1 năm 2014). “For Kyrgios, a Website-Busting Australian Open Run”. WSJ. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2014.
  16. ^ Matthew Biddle. “DARAMALAN CHEERS ON NEW TENNIS STAR”. MSC Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2014.
  17. ^ Michael Chammas (ngày 19 tháng 1 năm 2014). “Nick Kyrgios is winning over fans with his fighting spirit”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2015.
  18. ^ Pearce, Linda (ngày 25 tháng 1 năm 2013). “Newly crowned No.1 reaps reward of choosing right court”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2013.
  19. ^ Dutton, Lee Gaskin and Chris (ngày 3 tháng 7 năm 2014). “New $27 million ACT sports centre to provide perfect home for Nick Kyrgios”.
  20. ^ Dutton, Chris (ngày 19 tháng 12 năm 2014). “Nick Kyrgios ready to take next step in career and prove beating Rafael Nadal wasn't a one-hit wonder”.
  21. ^ Dutton, Chris (ngày 24 tháng 1 năm 2015). “Nick Kyrgios to honour his Nanna's memory in Canberra” – qua The Sydney Morning Herald.
  22. ^ “Nick Kyrgios Shares Kiss with New Love Interest Ajla Tomljanovic in front of Australian Open Cameras”. Herald Sun. ngày 26 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2016.
  23. ^ “Loving The Clay – Nick Kyrgios – Official website”. nickkyrgios.org. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2019.
  24. ^ “Tennis star Nick visits Hotspur Way ngày 14 tháng 11 năm 2014 - News - tottenhamhotspur.com”. www.tottenhamhotspur.com.
  25. ^ Kyrgios, Nicholas (ngày 5 tháng 2 năm 2014). “Even though Kevin Garnett is no longer a member of the celts, he still is my favourite player. He is my idol. #passion #pride”.
  26. ^ “Mav catches up with Hewitt & Kyrgios – saints.com.au”.
  27. ^ Zara McDonald (ngày 17 tháng 1 năm 2018). “Who is Nick Kyrgios' girlfriend? Meet Ajla Tomljanović”. MamaMia. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
  28. ^ “Fanning, Kyrgios win”. Fiji Sun. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2013.
  29. ^ “Kyrgios has sights on Open season”. The Canberra Times. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2013.
  30. ^ “Nick Kyrgios is the favourite for the boys' championship”. The Australian. ngày 21 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2013.
  31. ^ “Nick Kyrgios wins Australian Open boys' singles title”. Herald Sun. ngày 26 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2013.
  32. ^ “Nick Kyrgios ready to jump into big time”. The Australian. ngày 28 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2014.
  33. ^ “Kyrgios proves he's up to the Challenger”. The Canberra Times. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  34. ^ “Injury cruels Millman's French bid”. Tennis Australia. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  35. ^ “Australian Nick Kyrgios upsets Radek Stepanek in opening round”. ABC Grandstand Sport – ABC News (Australian Broadcasting Corporation). Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  36. ^ “Kyrgios puts up brave fight against fourth seed”. The Canberra Times. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2014.
  37. ^ “Kyrgios and Nishikori to start 2014 in Brisbane”. Brisbane International. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  38. ^ “Nick Kyrgios shouldered aside from Brisbane International debut in setback for young gun”. News.com.au. ngày 30 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  39. ^ “Eight Australians handed final wildcard entries into Australian Open main draw”. ABC News. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  40. ^ “Nick Kyrgios bucks trend as Matosevic, Duckworth bow out”. The Australian. ngày 14 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  41. ^ Gleeson, Michael (ngày 17 tháng 1 năm 2014). “Rising star Nick Kyrgios falls short in epic five-set battle”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2014.
  42. ^ “Marinko Matosevic and Nick Kyrgios lose first round at the US National Indoor Championships in Memphis”. ABC News. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014.
  43. ^ “Kyrgios withdraws from Delray Beach and Acapulco”. ACELAND Tennis. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014.
  44. ^ “Canberra tennis ace Nick Kyrgios wins Sarasota Open in injury comeback”. Port Stephens Examiner. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2014.
  45. ^ “Nick Kyrgios beats Rafa Nadal and says 'It still hasn't hit me what I've done'. Guardian. ngày 1 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014.
  46. ^ “Andy Murray to face Nick Kyrgios in Rogers Cup in Toronto”. ngày 5 tháng 8 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2014.
  47. ^ “Andy Murray enjoys straight-sets win over Nick Kyrgios in the Rogers Cup”. The Guardian. ngày 6 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2014.
  48. ^ Marc McGowan (ngày 25 tháng 1 năm 2015). “Kyrgios: Australian Open last-eight run tops Wimbledon”. acelandtennis.com.au. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
  49. ^ “Djokovic joins Kyrgios fan club ahead of Murray clash”. Special Broadcasting Service. ngày 27 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015.
  50. ^ Dutton, Chris (ngày 30 tháng 1 năm 2015). “Sponsors line up to get a slice of Nick Kyrgios”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2015.
  51. ^ Polkinghorne, David (ngày 1 tháng 2 năm 2015). “Nick Kyrgios desperate to play Davis Cup after back injury rules him out of Marseille and Dubai”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2015.
  52. ^ “Nick Kyrgios stuns top seed Roger Federer at Madrid Masters to move to third round”. ABC Grandstand Sport (Australian Broadcasting Corporation). ngày 7 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2015.
  53. ^ “Nick Kyrgios's Madrid Masters run ends as John Isner claims three-set win”. ABC News. ngày 7 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2015.
  54. ^ Walton, Darren (ngày 26 tháng 5 năm 2015). “French Open: Six Australians into second round”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2015.
  55. ^ “French Open: Samantha Stosur last remaining Australian woman, Nick Kyrgios gets walkover into third round”. ABC Grandstand Sport (Australian Broadcasting Corporation). ngày 28 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  56. ^ Newbury, Piers (ngày 30 tháng 5 năm 2015). “Andy Murray beats Nick Kyrgios at French Open to progress”. BBC Sport. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  57. ^ “Bhupathi-Kyrgios crash out of French Open”. First Post. ngày 27 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2015.
  58. ^ “Nick Kyrgios shines on Wimbledon return to blast past Diego Schwartzman”. The Guardian. ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  59. ^ Bull, Andy (ngày 1 tháng 7 năm 2015). “Nick Kyrgios shows his good, bad and ugly side in win over Juan Mónaco”. The Guardian. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  60. ^ The Guardian (ngày 3 tháng 7 năm 2015). “Nick Kyrgios bounces racket into crowd during tantrum at Wimbledon”.
  61. ^ a b c Newbury, Piers (ngày 3 tháng 7 năm 2015). “Wimbledon 2015: Nick Kyrgios beats Milos Raonic in round three”. BBC Sport. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  62. ^ “Dimitrov Halts Kyrgios Comeback To Reach Quarter-Finals”. www.atpworldtour.com. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2018.
  63. ^ “Dimitrov withstands Kyrgios barrage”. ngày 21 tháng 1 năm 2018.
  64. ^ “Alexander Zverev battles past Nick Kyrgios in Miami”. The Independent (bằng tiếng Anh).
  65. ^ “Kyrgios' sacrifice set to pay off”. NewsComAu. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2018.
  66. ^ “Roger Federer back at number one after edging out Nick Kyrgios in thriller”. Sporting News. ngày 16 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2018.
  67. ^ Park, Simon Cambers at Melbourne (ngày 15 tháng 1 năm 2019). “Nick Kyrgios outplayed by Milos Raonic in straight-sets defeat”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2019.
  68. ^ “Nick Kyrgios tops stellar week with Zverev win”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2019.
  69. ^ “Smashed rackets and obscenities: The full Nick Kyrgios experience”. ESPN.com (bằng tiếng Anh). ngày 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2019.
  70. ^ Kyrgios thrown out of Italian Open after on-court outburst. Eurosport, 16 tháng 5 năm 2019
  71. ^ Spits, Scott (ngày 24 tháng 5 năm 2019). “No further penalties for Kyrgios, who says the French Open 'absolutely sucks'. The Sydney Morning Herald.
  72. ^ “ATP Concludes Kyrgios Investigation”. ATP Tour. ngày 26 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2019.
  73. ^ Reuters (ngày 26 tháng 9 năm 2019). “Nick Kyrgios given suspended 16-week ban for 'aggravated behaviour'. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2019.
  74. ^ “Nick Kyrgios drafted into Australia's Davis Cup squad as Jerzy Janowicz ruled out for Poland”. ABC Australia. ngày 12 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2013.
  75. ^ a b “Kazakhstan leads Australia 2–0 in Davis Cup tie”. ABC News. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2015.
  76. ^ “Nick Kyrgios dropped from Davis Cup squad”. ABC News. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2015.
  77. ^ “Nick Kyrgios pulls out of Olympic team, slams 'unjust treatment'. ngày 3 tháng 6 năm 2016.
  78. ^ “Nick Kyrgios, the Reluctant Rising Star of Tennis”. The New Yorker. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  79. ^ J.S. (ngày 4 tháng 9 năm 2017). “Alexander Zverev could be tennis's next star, despite his height”. The Economist.
  80. ^ “Roger Federer weighs in on underarm serve, Nick Kyrgios vs Rafael Nadal”. www.news.com.au. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2019.
  81. ^ Lehman, Jonathan (ngày 15 tháng 8 năm 2019). “Nick Kyrgios spits, smashes rackets, calls umpire 'a f–king tool' in costly meltdown”.
  82. ^ Almeida, Chris (ngày 5 tháng 9 năm 2018). “Nick Kyrgios Is Post-Prodigy”. The Ringer.
  83. ^ “Mercurial, wild and impulsive, but could Nick Kyrgios go on to be the next Roger Federer?”. The Independent. ngày 31 tháng 3 năm 2017.
  84. ^ Lane, Barnaby. “Nick Kyrgios appeared to spit at the chair umpire after tanking a match in a vile Cincinnati Masters meltdown”. Business Insider.
  85. ^ Christensen, Michael (ngày 4 tháng 7 năm 2019). “Nick Kyrgios Has Burnt Up Almost All Of His Remaining Goodwill — But What's His Endgame?”. GQ.
  86. ^ Watterson, Johnny. “Murphy's law as Irish umpire endures the wrath of irate professionals”. The Irish Times.
  87. ^ a b “Wimbledon 2016: John McEnroe criticises Nick Kyrgios after Andy Murray loss”. ngày 4 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2016.
  88. ^ “Tennis Player Fined $113,000 for Racket Smashing, 'Audible Obscenity' During Match”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2019.
  89. ^ Park, Linda Pearce at Melbourne (ngày 19 tháng 1 năm 2018). “The changing public perception of Nick Kyrgios: still no angel but nor a lost cause | Linda Pearce” – qua www.theguardian.com.
  90. ^ “Wimbledon 2015: Nick Kyrgios beats Milos Raonic in round three”. ngày 3 tháng 7 năm 2015 – qua www.bbc.com.
  91. ^ Michael Chammas (ngày 7 tháng 7 năm 2015). “Wimbledon 2015: Nick Kyrgios booed by crowd amid tanking accusations”. www.smh.com.au. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2016.
  92. ^ "Nick Kyrgios sparks fury by sledging Stan Wawrinka over his girlfriend", telegraph.co.uk, 13 tháng 8 năm 2015.
  93. ^ "Stan Wawrinka unhappy at 'unacceptable' Nick Kyrgios", bbc.com, 13 tháng 8 năm 2015.
  94. ^ Patterson, Kelsey, "Nick Kyrgios fined, apologizes for insulting Stan Wawrinka at Rogers Cup", cbc.ca, 13 tháng 8 năm 2015.
  95. ^ a b c Randall, Michael (ngày 17 tháng 10 năm 2016). “Nick Kyrgios career rap sheet: Tennis star's misdemeanors, fines and fights through the years”. Herald Sun (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
  96. ^ "Nick Kyrgios has not apologised to Stan Wawrinka over girlfriend sledge, claims French Open champion", independent.com.uk, 20 tháng 8 năm 2015.
  97. ^ Polkinghorne, David, "Nick Kyrgios sledge of Stan Wawrinka due to previous bad blood, says Nill Kyrgios", theage.com.au, 14 tháng 8 năm 2015.
  98. ^ “ATP Completes Review Into Kyrgios Incident | ATP World Tour | Tennis”. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2015.
  99. ^ Danielle Rossingh (ngày 17 tháng 10 năm 2016). “Nick Kyrgios banned for not trying in tennis match, urged to see psychologist”. CNN.
  100. ^ “Kyrgios booted off ATP Tour due to Shanghai Masters capitulation”. ngày 17 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2018.
  101. ^ Hogan, Lauren, "Nick Kyrgios Acts Like Total Baby at Shanghai Masters, Fined $17,000", thatsmags.com, 14 tháng 10 năm 2016.
  102. ^ “John McEnroe calls on Nick Kyrgios to make decision about career after US Open defeat”. ngày 4 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2016.
  103. ^ “John McEnroe fearful Nick Kyrgios will 'run himself out' of tennis”. The Guardian. 25 tháng 11 năm 2018.
  104. ^ “Tennis news: John McEnroe: 'Nick Kyrgios is the most talented guy I've seen in a decade'. Eurosport. 9 tháng 1 năm 2019.
  105. ^ “Kyrgios prefers basketball to tennis: "I don't love the sport". Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2018.
  106. ^ “Enigmatic as ever, Nick Kyrgios makes early exit”. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2018.
  107. ^ https://www.upi.com/Sports_News/Tennis/2018/06/25/Tennis-star-Nick-Kyrgios-fined-for-lewd-gesture-with-water-bottle/4961529944074/
  108. ^ http://www.tennis.com/pro-game/2018/06/kyrgios-fined-inappropriate-behavior-queens-club/74835/
  109. ^ a b https://www.express.co.uk/sport/tennis/1143676/Nick-Kyrgios-fined-13-766-Queens-Club
  110. ^ “Nick Kyrgios storms off court: 'Emotions got the better of me'. www.bbc.com. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2019.
  111. ^ “Nick Kyrgios defaulted from Italian Open after hurling chair across court”. www.theguardian.com. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2019.
  112. ^ “Nick Kyrgios smashes racquets in Cincinnati Masters loss to Karen Khachanov”. www.bbc.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  113. ^ “Nick Kyrgios hit with Record-Setting Fine for Cincinnati Meltdown”. tennis.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2019.
  114. ^ Leo Schlink (ngày 1 tháng 7 năm 2014). “Nick Kyrgios set to benefit from upgraded deals with sponsor Yonex and clothing giant Nike”. The Courier Mail. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2016.
  115. ^ Kimmorley, Sarah. “Nick Kyrgios is no longer a brand ambassador for Bonds”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015.
  116. ^ Robyn Ironside (ngày 18 tháng 10 năm 2016). “Nick Kyrgios splits with Malaysia Airlines as their partnership ends, and Guy Sebastian joins AirAsia X”. Herald Sun. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2016.
  117. ^ “Nick Krygios and Matt Berriman tip in as PlayersVoice raises $4 million, strikes Fox Sports content deal”. Australian Financial Review. ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  118. ^ “Australian Open 2015: 10 fascinating facts about Nick Kyrgios' win over Andreas Seppi”. The Daily Telegraph (Australia). ngày 26 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]