iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngữ_tộc_Celt
Ngữ tộc Celt – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Ngữ tộc Celt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngữ tộc Celt
Phân bố
địa lý
Từng phổ biến khắp châu Âu; nay tại Cornwall, Wales, Scotland, Ireland, Bretagne, Patagonia, Nova ScotiaĐảo Man
Phân loại ngôn ngữ họcẤn-Âu
  • Ngữ tộc Celt
Tiền ngôn ngữCelt nguyên thủy
Ngữ ngành con
ISO 639-5:cel
Linguasphere:50= (phylozone)
Glottolog:celt1248[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố của các ngôn ngữ Celt (quá khức và hiện tại):
  Vùng văn hóa Hallstatt, thế kỷ VI TCN
  Vùng sinh sống của người Celt lúc rộng nhất, khoảng 275 TCN
  Vùng Lusitania
  Vùng nơi ngôn ngữ Celt hiện vẫn được nói rộng rãi

Ngữ tộc Celt hay Ngữ tộc Xen-tơ là một nhóm ngôn ngữ trong ngữ hệ Ấn-Âu, là hậu thân của ngôn ngữ Celt nguyên thủy.[2] Thuật ngữ "Celtic" được sử dụng lần đầu để mô tả một nhóm ngôn ngữ vào năm 1707 bởi Edward Lhuyd,[3] sau khi Paul-Yves Pezron chứng minh được sự liên hệ giữa người Celt trong lịch sử với ngôn ngữ của người Walesngười Breton.[4]

Các ngôn ngữ Celt hiện đại chủ yếu hiện diện tại miền tây bắc châu Âu, gồm Ireland, Scotland, Wales, Bretagne, Cornwall, và Đảo Man. Cũng có một lượng người nói tiếng Wales ở vùng Patagonia thuộc Argentina và một số người nói tiếng Gael Scotland trên Đảo Cape Breton của Nova Scotia. Vài người nói ngôn ngữ Celt sống trong các vùng kiều dân Celt tại Hoa Kỳ,[5] Canada, Úc,[6] và New Zealand.[7] Trên toàn cầu, ngôn ngữ Celt luôn là ngôn ngữ thiểu số dù luôn có những dự án phục hồi. Tiếng Wales là ngôn ngữ Celt duy nhất không bị UNESCO phân loại là "bị đe dọa".

Nhóm ngôn ngữ Celt hải đảo là một nhóm ngôn ngữ Celt phát triển trên đảo AnhIreland, trái với các ngôn ngữ Celt lục địa từng hiện diện trên Châu Âu lục địaTiểu Á. Mọi ngôn ngữ Celt ngày nay đều nằm trong nhóm hải đảo.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Celtic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ The Celtic languages:an overview, Donald MacAulay, The Celtic Languages, ed. Donald MacAulay, (Cambridge University Press, 1992), 3.
  3. ^ Cunliffe, Barry W. 2003. The Celts: a very short introduction. pg.48
  4. ^ The Celts, Alice Roberts, (Heron Books 2015)
  5. ^ "Language by State – Scottish Gaelic" Lưu trữ 2012-01-11 tại Wayback Machine on Modern Language Association website. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007
  6. ^ "Languages Spoken At Home" Lưu trữ 2007-06-21 tại Wayback Machine from Australian Government Office of Multicultural Interests website. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2007; G. Leitner, Australia's Many Voices: Australian English--The National Language, 2004, pg. 74
  7. ^ Languages Spoken:Total Responses from Statistics New Zealand website. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2008