Madhya Pradesh
Madhya Pradesh | |
---|---|
— Bang — | |
Vị trí của Madhya Pradesh tại Ấn Độ | |
Quốc gia | Ấn Độ |
Vùng | Malwa, Bundelkhand, Baghelkhand, Nimar, Mahakoshal và Gird (vùng Gird gồm cả Chambal) |
Thiết lập | 1 tháng 11, 1956 |
Đặt tên theo | Tâm |
Thủ phủ | Bhopal |
Thành phố lớn nhất | Indore |
Huyện | 51 |
Chính quyền | |
• Thống đốc | Om Prakash Kohli(Addl. charge) |
• Thủ hiến | Shivraj Singh Chouhan (BJP) |
• Lập pháp | Độc viện (230 ghế) |
• Tòa Thượng thẩm | Tòa Thượng thẩm Jabalpur Madhya Pradesh |
Diện tích | |
• Bang | 308.252 km2 (119,017 mi2) |
Thứ hạng diện tích | 2nd |
Dân số (2011)[1] | |
• Bang | 72.597.565 |
• Thứ hạng | thứ 5 |
• Mật độ | 236/km2 (610/mi2) |
• Đô thị | 20.059.666 |
• Thôn quê | 52.537.899 |
Múi giờ | IST (UTC+05:30) |
PIN | 45xxxx-46xxxx-47xxxx-48xxxx |
Mã ISO 3166 | IN-MP |
HDI | 0,557 (trung bình) |
Tỉ lệ biết chữ | 72,6% (2011)[1] |
Tỉ lệ giới tính | 931 (2011) |
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Hindi[2] |
Trang web | mp |
Madhya Pradesh (MP) (/ˈmɑːdjə
Khu vực mà ngày nay là Madhya Pradesh từng là lãnh địa của mahajanapada Avanti, thủ phủ khi đó Ujjain (còn gọi là Avantika) phát triển như một thành phố lớn trong thời kỳ lần sóng đô thị hóa thứ hai của Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Sau đó, nơi đây được cai trị bởi nhiều triều đại lớn trong lịch sử Ấn Độ. Tới đầu thế kỷ 18, vùng này thuộc về nhiều vương quốc nhỏ để rồi đều bị đô hộ bởi người Anh và bị sáp nhập thành Các Tỉnh Trung bộ và Berar và Central India Agency. Sự khi Ấn Độ độc lập, Madhya Pradesh được lập nên, với Nagpur là thủ phủ: tiểu bang này bao gồm miền nam của Madhya Pradesh hiện nay và phần đông bắc của Maharashtra hiện nay. Năm 1956, bang này được tái tổ chức và được hợp nhất với Madhya Bharat, Vindhya Pradesh và Bhopal để tạo ra bang Madhya Pradesh mới, vùng Vidarbha được hợp nhất với bang Bombay khi đó. Đây là bang lớn nhất cho tới năm 2000, khi Chhattisgarh được tách riêng.
Trong những năm gần đây, tăng trưởng GDP của Madhya Pradesh luôn cao hơn trung bình quốc gia.[3]
Giàu có về tài nguyên khoáng sản, Madhya Pradesh có trữ lượng kim cương và đồng lớn nhất Ấn Độ. Hơn 30% diện tích được rừng che phủ. Nền du lịch tại đây đã phát triển đáng kể, và Madhya Pradesh đã đứng đầu National Tourism Awards năm 2010–11.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b 2011 Census of India
- ^ “Report of the Commissioner for linguistic minorities: 47th report (July 2008 to June 2010)” (PDF). Commissioner for Linguistic Minorities, Ministry of Minority Affairs, Government of India. tr. 122–126. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Madhya Pradesh topples Bihar, new No 1 in economic growth”. Economic Times. ngày 30 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2013.
- ^ “Madhya Pradesh topped the National Tourism Awards 2010-11”. ngày 1 tháng 1 năm 2012.