iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: http://vi.m.wikipedia.org/wiki/Seville
Sevilla – Wikipedia tiếng Việt

Sevilla

(Đổi hướng từ Seville)

Sevilla là thành phố nằm ở phía nam Tây Ban Nha, là thành phố lớn nhất và thủ phủ của vùng Andalucíatỉnh Sevilla, nằm ở hạ lưu sông Guadalquivir, nơi có cảng cho tàu biển, phía tây nam bán đảo Iberia.

Seville / Sevilla
Sevilla
Sevilla
Hình nền trời của Seville / Sevilla
Hiệu kỳ của Seville / Sevilla
Hiệu kỳ

Ấn chương
Khẩu hiệuNO8DO
(Latinh của “từ tiếng Andalusia: "No ma dejado" - Tôi không bị bỏ rơi”)
Seville / Sevilla trên bản đồ Thế giới
Seville / Sevilla
Seville / Sevilla
Quốc gia Tây Ban Nha
VùngAndalucía
Thành lậpthế kỷ 8-9 trCN
Thủ phủSeville city
Chính quyền
 • Thị trưởngAlfredo Sánchez Monteseirín (PSOE)
Diện tích
 • Đất liền140 km2 (50 mi2)
Độ cao7 m (23 ft)
Dân số (2007)
 • Tổng cộng699,145 (khoảng 1,5 triệu ở vùng đô thị)
 • Mật độ4,947,6/km2 (12,814/mi2)
Múi giờUTC+1, UTC+2
 • Mùa hè (DST)CEST (GMT +2) (UTC+2)
Mã bưu chính41000–41099
Mã điện thoại95
Thành phố kết nghĩaAngers, Baler, Tarija, Barcelona, Buenos Aires, Columbus, Guadalajara, La Habana, Thành phố Kansas, Rabat, Tifariti, Thành phố Hồ Chí Minh, Kraków, Cartagena, Colombia, Caltanissetta, Roma, Jerez de la Frontera, Thành phố Kansas, Popayán, Isla Cristina, Berlin, Iquique, Rostov trên sông Đông
Ngôn ngữ bản xứTiếng Tiếng Tây Ban Nha
Tọa độ()
Năm mật độ dân số2007
Websitehttp://www.sevilla.org

Seville có dân số thành thị khoảng 701.000 người vào năm 2022 và dân số khoảng 1,5 triệu người, là thành phố lớn nhất ở Andalusia, thành phố lớn thứ tư ở Tây Ban Nha và đô thị đông dân thứ 26 trong Liên minh Châu Âu. Khu phố cổ với diện tích 4 kilômét vuông (2 dặm vuông Anh) được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới bao gồm ba công trình: quần thể cung điện Alcázar - hoàng cung được người Moors xây năm 1181, Nhà thờ chính tòa SevillaKho lưu trữ chung Ngoại Ấn. Cảng Seville cách Đại Tây Dương khoảng 80 kilômét (50 dặm) là cảng sông duy nhất ở Tây Ban Nha.[1]

Thành phố này xuất khẩu rượu vang, dầu ô liu, cam và mỏ kim loại. Đây cũng là nơi có các ngành công nghiệp đóng hộp cá, chưng cất rượu, sản xuất gang thép, đồ sành sứ, thuốc lá, xà phòng. Du lịch cũng là một ngành kinh tế quan trọng.

Các di tích của nền văn minh người Moor tại thành phố này còn lưu lại ở các tuyến phố nhỏ hẹp và ngoằn ngoèo, các tòa nhà trắng, các đài nước và các tường thành một thời bao quanh thành phố. Sevilla có công trình kiến trúc nổi bật là xây theo phong cách Gothic trên nền một nhà thờ Hồi giáo thế kỷ 12, được khởi công vào năm 1402 và hoàn thành vào năm 1519. Nhà thờ này lưu giữ nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng thế giới của các họa sĩ Tây Ban Nha El Greco, Murillo, Zurbarán. Tháp chuông Giralda của nhà thờ này cao hơn 91 m. Thành phố này có Đại học Sevilla (tiếng Tây Ban Nha: Universidad de Sevilla) được thành lập năm 1502. Thư viện thành phố này lưu trữ nhiều sách, ghi chép và tài liệu về lịch sử và sự cai trị của đế quốc Tây Ban Nha ở châu Mỹ.

Thời cổ gọi là Hispalis, Seville đã bị Julius Caesar chiếm vào năm 45 TCN, sau thế kỷ 4, Seville đã lần lượt bị người Vandal, Visigoth và Moor chiếm giữ. Thành phố đã trở thành một trung tâm văn hóa phát triển dưới thời người Moor từ năm 712 đến năm 1248. Sau đó thành phố bị Ferdinand III của Castile và León chiếm giữ. Việc Tây Ban Nha chiếm châu Mỹ và bắt đầu hoạt động thương mại năm 1492 đã mang lại lợi ích cho thành phố này khi thương mại xuyên châu lục phát triển nhanh, biến Seville trở thành một trong những thành phố lớn nhất ở Tây Âu vào thế kỷ 16. Đến thế kỷ 17 và 18, thành phố Seville đã trở thành trung tâm văn hóa hàng đầu ở Tây Ban Nha.

Đến thế kỷ 20, Seville chứng kiến những thăng trầm của Nội chiến Tây Ban Nha, những cột mốc văn hóa quyết định như Triển lãm Iberia-Mỹ năm 1929Expo '92, cuộc bầu cử thành phố trở thành thủ phủ của Vùng tự trị Andalusia.

cầu Alamillo

Khí hậu

sửa
Dữ liệu khí hậu của Sevilla (1981–2010)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 24.2
(75.6)
28.0
(82.4)
32.9
(91.2)
35.4
(95.7)
39.1
(102.4)
45.2
(113.4)
46.6
(115.9)
45.9
(114.6)
42.6
(108.7)
36.6
(97.9)
31.2
(88.2)
24.5
(76.1)
46.6
(115.9)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 16.0
(60.8)
18.1
(64.6)
21.9
(71.4)
23.4
(74.1)
27.2
(81.0)
32.2
(90.0)
36.0
(96.8)
35.5
(95.9)
31.7
(89.1)
26.0
(78.8)
20.2
(68.4)
16.6
(61.9)
25.4
(77.7)
Trung bình ngày °C (°F) 10.9
(51.6)
12.5
(54.5)
15.6
(60.1)
17.3
(63.1)
20.7
(69.3)
25.1
(77.2)
28.2
(82.8)
27.9
(82.2)
25.0
(77.0)
20.2
(68.4)
15.1
(59.2)
11.9
(53.4)
19.2
(66.6)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 5.7
(42.3)
7.0
(44.6)
9.2
(48.6)
11.1
(52.0)
14.2
(57.6)
18.0
(64.4)
20.3
(68.5)
20.4
(68.7)
18.2
(64.8)
14.4
(57.9)
10.0
(50.0)
7.3
(45.1)
13.0
(55.4)
Thấp kỉ lục °C (°F) −4.4
(24.1)
−5.5
(22.1)
−2.0
(28.4)
1.0
(33.8)
3.8
(38.8)
8.4
(47.1)
11.4
(52.5)
12.0
(53.6)
8.6
(47.5)
2.0
(35.6)
−1.4
(29.5)
−4.8
(23.4)
−5.5
(22.1)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 66
(2.6)
50
(2.0)
36
(1.4)
54
(2.1)
30
(1.2)
10
(0.4)
2
(0.1)
5
(0.2)
27
(1.1)
68
(2.7)
91
(3.6)
99
(3.9)
539
(21.2)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 1.0 mm) 6.1 5.8 4.3 6.1 3.7 1.3 0.2 0.5 2.4 6.1 6.4 7.5 50.5
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 71 67 59 57 53 48 44 48 54 62 70 74 59
Số giờ nắng trung bình tháng 183 189 220 238 293 317 354 328 244 216 181 154 2.917
Nguồn: Agencia Estatal de Meteorología[2][3]

Lịch sử

sửa

Seville có lịch sử gần 2.200 năm tuổi. Các nền văn minh đã góp phần vào sự phát triển của Seville đã để lại cho thành phố một cá tính riêng biệt, một trung tâm lịch sử lớn và được bảo tồn tốt.

Các thắng cảnh nổi tiếng

sửa

Seville là một trung tâm du lịch lớn ở Tây Ban Nha. Năm 2018, có hơn 2,5 triệu khách du lịch và khách du lịch lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch, đứng thứ ba ở Tây Ban Nha sau Madrid và Barcelona. Thành phố có khách du lịch quanh năm.[4] Có rất nhiều địa danh, viện bảo tàng, công viên, khu vườn và các điểm du lịch khác xung quanh thành phố nên luôn hút khách du lịch.

Alcázar, Nhà thờ chính tòa SevillaKho lưu trữ chung Ngoại Ấn là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

Thắng cảnh

sửa
 
La Giralda, ban đầu là ngọn tháp của Đại giáo đường Hồi giáo Seville, được xây dựng bởi Nhà Almoravid, hiện là tháp chuông của Nhà thờ chính tòa Sevilla.
 
Torre del Oro là một công trình thời Nhà Almoravid khác của thành phố.

Nhà thờ chính tòa Sevilla được xây dựng từ năm 1401 đến 1519 sau Reconquista trên địa điểm cũ là nhà thờ Hồi giáo của thành phố. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất trong tất cả các nhà thờ thời trung cổ và Gothic, cả về diện tích và khối lượng.

Alcázar đối diện với nhà thờ được phát triển từ một Cung điện của người Moor trước đây, được phát triển từ công trình của người Visigoth để lại. Người Visigoth phát triển từ một công trình La Mã. Quá trình tái phát triển được bắt đầu vào năm 1181 và kéo dài trong hơn 500 năm, chủ yếu theo phong cách Mudéjar xen lẫn một chút phong cách Phục Hưng. Chương trình truyền hình Game of Thrones đã quay nhiều cảnh tại địa điểm này.

Nhà thờ Saint Louis của Pháp, nằm trong khu phố cổ của Seville, đại diện của kiến trúc Baroque trong thế kỷ 18.

Kho lưu trữ chung Ngoại Ấn là kho lưu trữ các tài liệu lưu trữ cực kỳ có giá trị về lịch sử của Đế quốc Tây Ban Nha ở Châu Mỹ và Philippines. Tòa nhà đậm chất Ý của kiến trúc Phục hưng Tây Ban Nha, được thiết kế bởi Juan de Herrera.

Khu phố Triana nằm trên bờ phía tây của sông Guadalquivir có một vai trò quan trọng trong lịch sử của thành phố và tự nó tạo thành một trung tâm văn hóa dân gian lớn.

Công viên và Vườn

sửa
  • Vườn Alcázar trong khuôn viên của cung điện Alcázar, gồm một số khu vực được phát triển theo các phong cách lịch sử khác nhau.
  • Vườn Buhaira, còn có tên lịch sử là Huerta del Rey, là một công viên công cộng và di tích lịch sử, ban đầu là một khu vườn trong thời nhà Almohadvid (thế kỷ 12).[5][6](tr211)

Văn hóa

sửa

Ẩm thực

sửa
 
Gazpacho Andalusia

Tapas là một trong những điểm thu hút văn hóa chính của thành phố: mọi người đi từ quán bar này sang quán bar khác, thưởng thức những món ăn nhẹ gọi là tapas (nghĩa đen là "nắp" trong tiếng Tây Ban Nha, đề cập đến nguồn gốc của chúng là đồ ăn nhẹ được phục vụ trên đĩa nhỏ dùng để đậy đồ uống). Đặc sản địa phương bao gồm hải sản chiên và nướng (bao gồm mực ống, choco (mực nang), cá kiếm, cá nhám ướp và ortiguillas (hải quỳ)), các món thịt nướng và hầm, rau bina với đậu xanh, Jamón ibérico, thận cừu sốt sherry, ốc sên, caldo de puchero và Gazpacho. Bánh sandwich được gọi là serranito là phiên bản thức ăn nhanh điển hình và phổ biến.

Các món tráng miệng đặc trưng của Seville bao gồm: pestiños, một loại bánh ngọt phủ mật ong; torrijas, lát bánh mì chiên với mật ong; roscos fritos, bánh rán vòng bọc đường chiên giòn; magdalenas hay bánh cổ tích; yemas de San Leandro, cung cấp nguồn doanh thu cho các tu viện của thành phố; và tortas de aceite, một loại bánh mỏng phủ đường làm từ dầu ô liu. Polvoronesmantecados là những sản phẩm Giáng sinh truyền thống, trong khi pestiños và torrijas thường được tiêu thụ trong Tuần Thánh ở Sevilla.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Staff (2020). “Seville, Spain”. earth.esa.int. ESA Earth Online 2000 - 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ “Valores climatológicos normales, Sevilla Aeropuerto” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Agencia Estatal de Meteorología. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ “Valores extremos, Sevilla Aeropuerto” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Agencia Estatal de Meteorología. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ Guaita Martínez, José Manuel; Martín Martín, José María; Salinas Fernández, Jose Antonio; Mogorrón-Guerrero, Helena (tháng 7 năm 2019). “An analysis of the stability of rural tourism as a desired condition for sustainable tourism”. Journal of Business Research. 100: 165–174. doi:10.1016/j.jbusres.2019.03.033. S2CID 159374518.
  5. ^ “Buhaira Palace and its Gardens”. Turimo de la Provincia - Sevilla. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ Arnold, Felix (2017). Islamic Palace Architecture in the Western Mediterranean: A History. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-062455-2.

Liên kết ngoài

sửa