iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.
iBet uBet web content aggregator. Adding the entire web to your favor.



Link to original content: http://vi.m.wikipedia.org/wiki/Candomblé
Candomblé – Wikipedia tiếng Việt

Candomblé là một tôn giáo[1] của người gốc châu Phi hải ngoại[2][3] phát triển ở Brasil (Afro-Brazilian)[4] trong thế kỷ XIX. Candomblé hình thành thông qua một quá trình hỗn dung tôn giáo (dung hợp) giữa một số tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của Tây Phi, đặc biệt là tôn giáo của người Yoruba, người Bantungười Gbe và có một số ảnh hưởng của hình thức nghi lễ của Kitô giáo của Công giáo La Mã, tôn giáo này không tổ chức thành các giáo hội mà được tụ tập sinh hoạt quây quần tại các điểm đạo Terreiros (nhà ở). Thuật ngữ Candomblé có lẽ bắt nguồn từ Kandombele, một thuật ngữ bắt nguồn từ Bantu gọi các điệu nhảy, thuật ngữ này cũng được phát triển thành thuật ngữ Candombe, được sử dụng để mô tả một phong cách khiêu vũ giữa các cộng đồng gốc Phi ở ArgentinaUruguay[5]. Nhà nhân chủng học Paul Christopher Johnson tuyên bố rằng ở cấp độ cơ bản nhất thì Candomblé có thể được định nghĩa là "việc thực hành các nghi lễ thông linh với Orixás"[6], còn học giả Joana Bahia gọi nó là "tôn giáo của Orishas"[7].

Một điểm đạo Terreiro Loba Nekun Filho
Nữ thần Oxum

Đặc trưng

sửa

Tôn giáo tín ngưỡng Candomblé liên quan đến việc tôn kính các linh hồn được gọi là Orixás, lấy tên và thuộc tính của họ từ các vị thần Tây Phi truyền thống, họ được đánh đồng (hoặc đồng nhất) với các vị thánh Công giáo La Mã. Nhiều câu chuyện thần thoại khác nhau được kể về những Orixás này được coi là một tùy tòng của một vị thần sáng tạo siêu việt là Oludumaré. Một truyền thống ban đầu, các thành viên của Candomblé thường gặp nhau trong những nhà thờ được gọi là Terreiros do các linh mục gọi là Babalorixás và các nữ tu gọi là Ialorixás là chủ sự. Một nghi lễ chủ đạo bao gồm các học viên đánh trống, ca hát và nhảy múa để cầu khuyến Orixas nhập vào những tín hữu và thông qua người bị chiếm hữu này, họ có thể giao tiếp trực tiếp với một vị thần. Lễ vật cho orixás bao gồm trái câyđộng vật hiến tế. Lễ vật cũng được trao cho nhiều loại linh hồn khác, bao gồm Boiadero, Preto Velho, Caboclos và linh hồn của người chết là Egun. Một số hình thức bói toán được sử dụng để giải mã các thông điệp từ Orixás. Các nghi lễ chữa bệnh và chuẩn bị bùa hộ mệnh, thuốc thảo mộc và thuốc tắm cũng đóng một vai trò quan trọng.

Lịch sử

sửa

Candomblé đã phát triển giữa các cộng đồng người Brazil gốc Phi trong bối cảnh buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Tín ngưỡng này đã phát sinh thông qua sự pha trộn của các tôn giáo truyền thống được đưa đến Brazil bởi những người Tây và Trung Phi bị bắt làm nô lệ, phần lớn trong số họ là người Yoruba, người Fonngười Bantu, và các giáo lý Công giáo La Mã của thực dân Bồ Đào Nha, những người sau đó kiểm soát khu vực này. Tôn giáp này chủ yếu hợp nhất ở vùng Bahia trong thế kỷ 19. Ở những nơi, nó hợp nhất với một tôn giáo người Brazil gốc Phi khác, Umbanda. Đây là cách người nô lệ bảo tồn được bản sắc tín ngưỡng của mình thông qua việc đưa những vị thần của mình vào hình hài của những vị Thánh Công giáo vốn được những kẻ thực dân châu Âu bảo trợ do cùng tín ngưỡng.

Sau khi Brazil giành độc lập khỏi Bồ Đào Nha, hiến pháp năm 1891 tôn vinh quyền tự do tôn giáo ở quốc gia này, mặc dù Candomblé vẫn bị gạt ra ngoài lề bởi cơ sở Công giáo La Mã, vốn thường gắn nó với tội phạm. Vào thế kỷ 20, làn sóng di cư ngày càng tăng từ Bahia đã lan rộng Candomblé khắp Brazil và nước ngoài. Cuối thế kỷ XX chứng kiến mối liên hệ ngày càng tăng giữa Candomblé và các truyền thống liên quan ở Tây Phi và Châu Mỹ, chẳng hạn như Santería của Cuba và Haiti Vodou. Kể từ cuối thế kỷ 20, một số học viên đã nhấn mạnh quá trình tái châu Phi hóa để loại bỏ ảnh hưởng của Công giáo La Mã và tạo ra các hình thức Candomblé gần gũi hơn với tôn giáo truyền thống của Tây Phi. Nhiều tôn giáo khác nhau ở châu Mỹ phát sinh thông qua sự pha trộn và dung hợp giữa các tôn giáo truyền thống Tây Phi với Công giáo La Mã do có chung nguồn gốc, chẳng hạn như Santería ở Cuba và Vodou Haiti đã được mô tả là "tôn giáo chị em" của Candomblé[8].

Chú thích

sửa
 
Nữ thần Oxum
 
Nữ thần Ewá
 
Đồ cúng
  1. ^ Voeks 1997, tr. 51; Johnson 2002, tr. 9; DeLoach & Petersen 2010, tr. 42; Hartikainen 2017, tr. 364.
  2. ^ Álvarez López & Edfeldt 2007, tr. 150.
  3. ^ Voeks 1997, tr. 2.
  4. ^ Wafer 1991, tr. 4; Voeks 1997, tr. xiv; Johnson 2002, tr. 151, 202; Sansi-Roca 2005, tr. 140; Bahia 2014, tr. 340.
  5. ^ Johnson 2002, tr. 202.
  6. ^ Johnson 2002, tr. 14.
  7. ^ Bahia 2016, tr. 16.
  8. ^ Johnson 2002, tr. 9; Álvarez López & Edfeldt 2007, tr. 149.

Tham khảo

sửa
  • Allen, Andrea Stevenson (2012). “"Brides" without Husbands: Lesbians in the Afro-Brazilian Religion Candomblé”. Transforming Anthropology. 20 (1): 17–31. doi:10.1111/j.1548-7466.2011.01141.x.
  • Álvarez López, Laura; Edfeldt, Chatarina (2007). “The Role of Language in the Construction of Gender and Ethnic-Religious Identities in Brazilian-Candomblé Communities”. Trong Allyson Jule (biên tập). Language and Religious Identity: Women in Discourse. Oxford: Palgrave Macmillan. tr. 149–171. ISBN 978-0230517295.
  • Bahia, Joana (2014). Christiano S. do V. Silva biên dịch. “Under the Berlin Sky: Candomblé on German Shores”. Vibrant: Virtual Brazilian Anthropology. 11 (2): 327–370. doi:10.1590/S1809-43412014000200012.
  • Bahia, Joana (2016). “Dancing with the Orixás: Music, Body and the Circulation of African Candomblé Symbols in Germany”. African Diaspora. 9: 15–38. doi:10.1163/18725465-00901005. S2CID 152159342.
  • Brazeal, Brian (2013). “Coins for the Dead, Money on the Floor: Mortuary Ritual in Bahian Candomblé”. Trong Roger Sansi-Roca (biên tập). Economies of Relation: Money and Personhood in the Lusophone World. Portuguese Literary and Cultural Studies. Tagus Press at the University of Massachusetts. tr. 103–124. ISBN 978-1933227146.
  • Capone, Stefania (2010). Searching for Africa in Brazil: Power and Tradition in Candomblé. Lucy Lyall Grant biên dịch. Durham and London: Duke University Press. ISBN 978-0-8223-4636-4.
  • Castillo, Lisa Earl; Parés, Luis Nicolau (2010). “Marcelina da Silva: A Nineteenth-Century Candomblé Priestess in Bahia”. Slavery & Abolition. 31 (1): 1–27. doi:10.1080/01440390903481639. S2CID 143675040.
  • DeLoach, Chanté D.; Petersen, Marissa N. (2010). “African Spiritual Methods of Healing: The Use of Candomblé in Traumatic Response”. The Journal of Pan African Studies. 3 (8): 40–65.
  • Desplande, Michel (2008). Bastide on Religion: The Invention of Candomblé. Key Thinkers in the Study of Religion. London: Equinox. ISBN 978-1-84553-366-3.
  • Hartikainen, Elina I. (2017). “Chronotopic Realignments and the Shifting Semiotics and Politics of Visibility in Brazilian Candomblé Activism”. Signs and Society. 5 (2): 356–389. doi:10.1086/693784. S2CID 158979230.
  • Johnson, Paul Christopher (2002). Secrets, Gossip, and Gods: The Transformation of Brazilian Candomblé. Oxford and New York: Oxford University Press. ISBN 9780195150582.
  • Marouan, Maha (2007). “Candomblé, Christianity, and Gnosticism in Toni Morrison's Paradise”. Trong Theodore Louis Trost (biên tập). The African Diaspora and the Study of Religion. New York: Palgrave Macmillan. tr. 111–127. ISBN 978-1403977861.
  • Paula Adinolfi, Maria; Van de Port, Mattijs (2013). “Bed and Throne: The "Museumification" of the Living Quarters of a Candomblé Priestess”. Material Religion. 9 (3): 282–303. doi:10.2752/175183413X13730330868915. S2CID 162385683.
  • Sansi-Roca, Roger (2005). “The Hidden Life of Stones: Historicity, Materiality and the Value of Candomblé Objects in Bahia”. Journal of Material Culture. 10 (2): 139–156. doi:10.1177/1359183505053072. S2CID 144497398.
  • Selka, Stephen (2010). “Morality in the Religious Marketplace: Evangelical Christianity, Candomblé, and the Struggle for Moral Distinction in Brazil”. American Ethnologist. 37 (2): 291–307. doi:10.1111/j.1548-1425.2010.01256.x.
  • Selka, Stephen (2013). “Cityscapes and Contact Zones: Christianity, Candomblé, and African Heritage Tourism in Brazil”. Religion. 43 (3): 403–420. doi:10.1080/0048721X.2013.798163.
  • Voeks, Robert A. (1997). Sacred Leaves of Candomblé: African Magic, Medicine, and Religion in Brazil. Austin, TX: University of Texas Press. ISBN 9780292787315.
  • Wafer, Jim (1991). The Taste of Blood: Spirit Possession in Brazilian Candomblé. Philadelphia: University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0-8122-1341-6.
  • Walker, Sheila (1990). “Everyday and Esoteric Reality in the Afro-Brazilian Candomblé”. History of Religions. 30 (2): 103–128. doi:10.1086/463217. JSTOR 1062896. S2CID 161240664.
  • Alonso, Miguel (2014). The Development of Yoruba Candomblé Communities in Salvador, Bahia, 1835 – 1986. New York: Palgrave Macmillan.
  • Bastide, Roger (1961) [First published 1958]. O Candomblé da Bahia (Rito Nagô) [The Candomblé of Bahia (Nagô Rite)] (PDF) (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 313. Queiroz, Maria Isaura Pereira biên dịch. Brazil: Companhia Editora Nacional [pt]. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019.
  • Bramley, Serge (1979) [First published 1975 in Paris, France]. Macumba: The Teachings of Maria-José, Mother of the Gods. Brazil: Avon. ISBN 978-0-380-42317-0.
  • Brown, Diana DeGroat (1994). Umbanda: Religion and Politics in Urban Brazil. Columbia University Press. ISBN 978-0-231-10005-2.
  • Carneiro, Edison. "The Structure of African Cults in Bahia" Civilzacao Brasileira, Rio de Janeiro. 1936–37.
  • Góis Dantas, Beatriz (2009). Nagô Grandma and White Papa: Candomblé and the Creation of Afro-Brazilian Identity. Stephen Berg biên dịch. Chapel Hill: University of North Carolina Press.
  • Gordon, Jacob U. " Yoruba Cosmology And Culture in Brazil: A Study of African Survivals in the New World." Journal of Black Studies, Vol.10, No 2. (December 1979): P. 231- 244
  • Herskovits, Melville J. "The Social Organization of the Afrobrazilian Candomble." Proceedings of the Congress São Paulo, 1955.
  • Jensen, Tina Gudrun. 1999. Discourses on Afro-Brazilian Religion: from de-Africanization to re-Africanization. In Latin American Religion in Motion. eds. Christian Smith and Joshua Prokopy, New York: Routledge, 265–283.
  • Jestice, Phyllis G. (2004). Holy People of the World: A Cross-cultural Encyclopedia. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. ISBN 978-1-57607-355-1.
  • Landes, Ruth (1947). The City of Women. Macmillan Co. ISBN 978-0-8263-1556-4.
  • Matory, James Lorand (2005). Black Atlantic Religion: Tradition, Transnationalism, and Matriarchy in the Afro-Brazilian Candomblé. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-05943-3.
  • Matory, J. Lorand. "Gendered Agendas: The Secrets Scholars Keep about Yoruba-Atlantic Religion." Gender & History 15, no. 3 (November 2003): p. 409–439."
  • Omari-Tunkara, Mikelle S. "Manipulating the Sacred: Yoruba Art, Ritual, and Resistance in Brazilian Candomble". 2005 – Wayne State University Press.
  • Parés, Luis Nicolau. 2013. The Formation of Candomblé: Vodun History and Ritual in Brazil. Translated by Richard Vernon. Chapel Hill, NC: University of North Carolina Press. ISBN 978-1469610924.
  • Reis, João José. "Candomblé in Nineteenth-Century Bahia: Priests, Followers, Clients" in Rethinking the African Diaspora:The Making of a Black Atlantic World in the Bight of Benin and Brazil Mann, Kristina and Bay, Edna G. Ed. Geu Heuman and James Walvin. 2001-Frank Cass
  • Reis, João José. Slave Rebellion in Brazil:The Muslim Uprising of 1835 in Bahia (Baltimore and London:The Johns Hopkins University Press,1995).
  • Souty, Jérôme (2007). Pierre Fatumbi Verger: Du Regard Détaché à la Connaissance Initiatique. Maisonneuve et Larose [fr]. ISBN 978-2-7068-1983-4.
  • Verger, Pierre Fatumbi (1995) [1st edition 1954]. Dieux d'Afrique. Culte des Orishas et Vodouns à l'ancienne Côte des Esclaves en Afrique et à Bahia, la Baie de Tous les Saints au Brésil. Paris: Revue Noire. ISBN 978-2-909571-13-3..
  • McGowan, Chris and Pessanha, Ricardo. "The Brazilian Sound: Samba, Bossa Nova and the Popular Music of Brazil." 1998. 2nd edition. Temple University Press. ISBN 1-56639-545-3